Hoàn cảnh sáng tác Hai đứa trẻ

Câu hỏi: Hoàn cảnh sáng tác Hai đứa trẻ

Lời giải:

         Hoàn cảnh ra đời: Thạch Lam sinh ra ở huyện Cầm Giàng, Hải Dương, với tính cách điềm đạm và nhạy cảm với những vấn đề của cuộc sống, ông luôn trăn trở, xót xa cho những số phận nghèo đói, khó khăn của người dân lao động. Trong quãng thời gian sống ở đây, ông thấu hiểu được cuộc sống của những người dân lao động nghèo đói, khổ cực.

         Chính lý do đó dẫn đến việc sáng tác nên tác phẩm Hai Đứa Trẻ, nhằm thể hiện khát vọng của ông về một cuộc sống tươi sáng, người dân không phải chịu cuộc sống khổ cực, vất vả của cuộc sống.

         Nhạy cảm trước vấn đề của cuộc sống, thương xót trước những hoàn cảnh sống khó khăn mà ông đã sáng tác lên tác phẩm Hai Đứa Trẻ, với những cảm xúc tinh tế, nhạy cảm, đầy rung động, ông đã sáng tác lên tác phẩm Hai Đứa Trẻ với sự nhạy cảm, sắc bén của mình với tình hình thời cuộc.

Các em cùng tìm hiểu thêm về bài Hai đứa trẻ nhé!

1. Tác giả Thạch Lam

a. Cuộc đời

         Nhà văn Thạch Lam, tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942), sau đó đổi tên thành Nguyễn Tường Lân và lấy bút danh là Thạch Lam. Nguyên quán của ông là tại Hà Nội, ông sống trong một gia đình công chức gốc quan lại trong giai đoạn đất nước sa sút.

         của ông là Nguyễn Tường Nhu, sinh năm 1881, là một người thông thạo cả chữ Hán và chữ Pháp, làm Thông Phán Tòa Sứ. Mẹ của Thạch Lam là bà Lê Thị Sâm, con gái cả của Lê Quang Thuật, người gốc Huế, đã 3 đời làm quan võ cùng thời với Huyện Giám (tức ông nội Thạch Lam).

         Ông bà Nhu sinh cả thể được 7 người con, trong đó có 6 người con trai và 1 người con gái. Trong 7 người con thì ngoài người con trai tên Tường Thụy làm công chức, tất cả những người con lại ít nhiều đều tham gia và con đường sự nghiệp văn chương. Trong số đó nổi bất nhất có Tường Tam, Tường Long và Tường Vinh (nhà văn Thạch Lam).

         Vào năm 1918, ông Nguyễn Tường Nhu cha của nhà văn Thạch Lam mắc bạo bệnh và qua đời. Kể từ đó, một mình mẹ phải mua bán tần tảo để nuôi một người mẹ chồng và 7 đứa con.

         Ở Cẩm Giàng, Thạch Lam học tại trường tiểu học Hải Dương, nay là trường tiểu học Tô Hiệu. Cho đến khi người anh cả là Nguyễn Tường Thụy đã học xong ra trường và về dạy học ở Thái Bình, mẹ ông quyết định đưa cả nhà về Thái Bình sinh sống.

         Nhưng sống ở đây được 1 năm, làm vẫn không nuôi đủ mấy miệng ăn, mẹ ông lại quyết định dẫn các con về Hà Nội ở nhà thuê và sinh sống ở đây.

         Nhiều năm sau đó, Thạch Lam thi đỗ vào trường Cao Đẳng Canh Nông ở Hà Nội, nhưng sau đó một thời gian ông chuyển vào trường trung học Sarraut để học thi Tú tài.

b. Thành tựu nghệ thuật

         Sau khi đã đỗ Tú Tài lần thứ nhất, Thạch Lam thôi học để chuyển về làm báo với 2 người anh trai. Những buổi đầu, nhà văn Thạch Lam tham gia vào Tự Lực văn đoàn do người anh trai là Nguyễn Tường Tam sáng lập và được phân công biên tập tuần báo Phong hóa và tờ Ngày nay của văn đoàn này. Đến năm 1935, ông được giao làm chủ bút của tờ Ngày nay.

         Khoảng năm 1935, khác với các anh trai là đều lấy vợ qua mai mối và được bố mẹ chấp nhận mới cưới, còn Thạch Lam lấy vợ hoàn toàn do sự lựa chọn của cá nhân. Năm 1935 ông lấy vợ và được người chị là Nguyễn Thị Thế nhường lại cho căn nhà nhỏ ở tại đầu làng Yên Phụ, ven Hồ Tây.

         Nhà văn Thạch Lam được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh (trong tác phẩm Cô hàng xén).

         Có truyện ông viết với sự cảm thông sâu sắc về một gia đình đông con, sống một cuộc sống cơ cực trong xóm chợ (trong tác phẩm Nhà mẹ Lê). Ngoài ra ông còn viết tiểu luận kiểu tùy bút, ghi lại những gì mà ông suy nghĩ về nghệ thuật. Cuốn Hà Nội ba sáu phố phường  được nhà văn Thạch Lam miêu tả lại có trong đó hương vị đậm đà của quê hương, nhưng cũng vô cùng gợi cảm.

         Ngày 27/06/1942, nhà văn Thạch Lam ra đi khi mới ở độ tuổi 32 vì mắc phải căn bệnh lao phổi. Ông ra đi, để lại người vợ trẻ và 3 người con trong gia cảnh nghèo khó.

Xem thêm bài viết hay:  Scale up là gì? Những cụm nghĩa scale up hay, nên biết?

         Hầu hết những tác phẩm của nhà thơ Thạch Làm đều được đăng báo trước khi in thành sách, một số những tác phẩm nổi tiếng của ông phải kể đến như:

         + Tác phẩm Gió lạnh đầu mùa – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1937);

         + Tác phẩm Nắng trong vườn – Tập truyện ngắn (NXB Đời nay, 1938);

         + Tác phẩm Ngày mới – Tập truyện dài (NXB Đời nay, 1939);

         + Tác phẩm Theo giòng – Bình luận văn học (NXB Đời nay, 1941);

         + Tác phẩm Sợi tóc – Tập truyện ngắn  (NXB Đời nay, 1942);

         + Tác phẩm Hà Nội ba sáu phố phường – Tùy bút (NXB Đời nay, 1943);

         + Tác phẩm Quyển sách và Hạt ngọc – Truyện viết cho thiếu nhi (NXB Đời nay, 1940);

         Những tác phẩm của nhà văn Thạch Lam có rất nhiều những yếu tố hiện thực. Tuy nhân vật không dữ dội như Chí Phèo, Lão Hạc của Nam Cao, hay cuộc đời tăm tối không lối thoát như Chị Dậu của Ngô Tất Tố,… Nét riêng, độc đáo, cái mạnh của Thạch Lam, đó chính là lòng nhân ái và những vẻ đẹp tâm hồn trong mọi tác phẩm của ông.

         Những nhân vật trong các tác phẩm của ông dù ở bất cứ hoàn cảnh nào đi chăng nữa nhưng trong tâm hồn của hộ vẫn ánh lên cái chất lòng nhân ái của con người Việt Nam. Đọc truyện ngắn Thạch Lam ta thấy được sự yêu thương và quý trong con người với nhau hơn và cũng chính từ đó tác cảm thấy được sự thương cảm trong mỗi một con người.

2. Giá trị nội dung tác phẩm Hai đứa trẻ

– Giá trị hiện thực: 

         Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những kiếp người ngheo khổ như chị em Liên và An, của mẹ con chị Tí, của bác phở Siêu, của bà cụ Thi điên,…nơi phố huyện buồn tẻ. Cuộc sống của họ quanh đi quẩn lại cũng chỉ có bằng ấy con người, bằng ấy câu chuyện. Bóng tối bao trùm lên tất cả khiến cho chính họ cũng không biết cuộc sống, ánh sáng của họ đang ở đâu

– Giá trị nhân đạo

         + Sự xót thương đối với những kiếp người nghèo đói, quẩn quanh, bế tắc

         + Ca ngợi khát vọng về cuộc sống mới mẻ, đủ đầy qua hành động đợi chuyến tàu đêm của những gương mặt quen thuộc nơi phố huyện. Họ chờ đợi một ánh sáng rực rỡ, ánh sáng trưng của con tàu từ Hà Nội chứ không phải là thứ ánh sáng le lói, nhạt nhòa nơi phố huyện này

3. Giá trị nghệ thuật tác phẩm Hai đứa trẻ

         Là một truyện ngắn trữ tình, đặc trưng cho phong cách nghệ thuật của Thạch Lam, với những câu chuyện không có cốt truyện, với những cảm xúc mong manh, mơ hồ mà bất cứ ai trong chúng ta cũng đã từng gặp, ít nhất một lần trong đời.

         – Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong khoảng thời gian từ khi hoàng hôn buông xuống đến khi đêm về kết hợp với không gian nghệ thuật hẹp nhưng cụ thể tác giả đã để cho các nhân vật của mình xuất hiện và bộc lộ mình

         – Ngôn ngữ đơn giản, súc tính, giàu tính tạo hình

4. Phân tích cảnh đợi tàu của hai chị em Liên trong Hai đứa trẻ

         Có lần nhà văn Thạch Lam từng nói rằng: “Cái đẹp man mác trong vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ hẻm, tiềm tàng ở mọi vật tầm thường. Công việc của nhà văn là phát hiện cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật”. Niềm khát khao truy tìm những cái đẹp lẩn khuất tiềm tàng khắp ở những con người, sự vật, sự việc tầm thường như thế đã tiếp thêm sức mạnh trên con đường nghệ thuật cho nhà văn, giúp ông sáng tác thành công tác phẩm Hai đứa trẻ, áng văn xuôi đặc sắc của văn học Việt Nam trước cách mạng. Đặc biệt là cảnh đợi chuyến tàu đêm của hai chị em Liên chính là nơi kết tinh những tư tưởng nghệ thuật sâu sắc và tiến bộ của Thạch Lam với ngòi bút nhân đạo, trữ tình.

         Chuyến tàu đêm chủ yếu hiện lên qua cái nhìn và cảm nhận, qua niềm khát khao, mong đợi của Liên. Trong câu chuyện Thạch Lam đã tinh tế gài vào những chi tiết rất nhỏ, nhưng rất có ý nghĩa, qua đó thể hiện niềm khát khao về chuyến tàu qua phố huyện của Liên nó sâu sắc, thiết tha và mãnh liệt đến nhường nào. Dù trời đã rất khuya, “An và Liên đã buồn ngủ đến ríu cả mắt”, nhưng hai chị em vẫn cố gắng thức để chờ tàu, không phải là để bán thêm được chút hàng như lời mẹ Liên dặn, mà bởi vì đợi chuyến tàu cuối cùng của đêm. Sự mong chờ mạnh mẽ của Liên với chuyến tàu có mối liên hệ mật thiết đến cái ý thức sâu sắc của Liên về cuộc sống cơ cực, nghèo khó và tối tăm nơi phố huyện, đồng thời qua chuyến tàu đêm Liên còn nhận thức rõ được một cuộc sống khác hẳn với cái nơi mà Liên và An đang sống. Tâm trạng của nhân vật Liên được Thạch Lam miêu tả một cách tinh tế, khi tàu chưa đến cô bé khát khao mong đợi chuyến tàu từ xa, hồi hộp vui sướng khi chuyến tàu đến, rồi cuối cùng là buồn bã thất vọng khi chuyến tàu đi xa.

Xem thêm bài viết hay:  goodboy nghĩa là gì

         Chuyến tàu hiện lên qua cảm nhận của Liên từ xa đến gần rồi xa mãi, con tàu còn hiện lên chủ yếu qua phương diện âm thanh, ánh sáng và cuộc sống trên tàu. Trước hết về ánh sáng, từ xa xa bác Siêu với ánh mắt trông mong đã kịp nhận ra và reo lên vui mừng “Đèn ghi đã ra kia rồi”, đánh động đến những cảm nhận của Liên, trong tầm mắt Liên đó là những “ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi”, đầy sức quyến rũ, vẫy gọi đối với tâm hồn tươi trẻ của chị em Liên, sau đó cũng từ xa Liên cũng nhìn thấy “làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa”. Càng đến gần thì ánh sáng của con tàu càng rực rỡ, lộng lẫy và tươi tắn, “các toa đèn sáng trưng, chiếu cả xuống đường”, “đồng và kền lấp lánh”, “các cửa kính sáng”. Tất cả những thứ ánh sáng ấy đều mạnh mẽ khác hẳn với ánh sáng nơi phố huyện, tù mù, tối tăm từ cái đèn dầu của chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, ánh đom đóm, ánh sáng từ cánh cửa khép hờ,… Khác hẳn với cái ánh sáng leo lét, yếu ớt, mong manh, tội nghiệp nơi phố huyện của chị em Liên, cái ánh sáng mà dường như bị màn đêm nuốt chửng không chừng. Tuy nhiên cái ánh sáng mạnh mẽ, đầy mơ ước ấy nó không ở lại lâu với chị em Liên mà chỉ thoáng qua trong chốc lát rồi vụt tắt hẳn, cái nó để lại chính là sự nuối tiếc, hụt hẫng là bóng tối bao trùm, yên lặng đến cùng cực. Hình ảnh “đốm than đỏ bay tung trên đường sắt”, “hai chị em còn cố trông theo cái chấm nhỏ của ngọn đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất theo rặng tre” là những chi tiết có sức ám ảnh mạnh mẽ đối với người đọc, ánh mắt của hay đứa trẻ là cái nhìn đầy nuối tiếc vừa như muốn níu giữ lại vừa như muốn đi theo con tàu đêm ấy, thoát khỏi cái phố huyện nghèo nàn này.

         Chuyến tàu đêm còn hiện lên qua những âm thanh tinh tế và đặc sắc trong cảm nhận của Liên, ngay từ khi ở rất xa âm thanh của con tàu cũng đầy sức hấp dẫn với tâm hồn thơ trẻ của Liên, “tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại kéo dài ra trong gió xa xôi”, âm thanh còn khá mơ hồ nhưng mạnh mẽ, phá tan cái yên tĩnh u buồn nơi phố huyện, xuyên qua bóng tối mang về cho phố huyện một xúc cảm khác hẳn. Thứ âm thanh ấy khác hẳn với những tiếng trống thu không, tiếng trống cầm canh khô khan, ngắn ngủi rồi chìm luôn vào bóng tối, không thể nào thoát ra nổi cái u buồn tịch mịch nơi làng quê nghèo đói. Càng đến gần âm thanh của chuyến tàu đêm càng mạnh mẽ, càng náo nức “hai chị em chờ không lâu, tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới”, “tiếng dồn dập”, tiếng bánh xe “rít mạnh vào ghi”. âm thanh khuấy động cả phố huyện tăm tối, khác hẳn với những âm thanh nhỏ bé, buồn tẻ của phố huyện như tiếng muỗi vo ve, tiếng ếch nhái, tiếng chó sủa đêm. Nhưng cũng giống như ánh sáng, những âm thanh của con tàu cũng theo nhịp bánh của con tàu rồi mất hút ở phía xa “tiếng vang động của xe hỏa nhỏ rồi, và mất dần trong bóng tối, lắng tai cũng không nghe thấy nữa”, sự biến mất của âm thanh cũng như ánh sáng để lại trong lòng chị em Liên những niềm nuối tiếc sâu sắc.

         Cuộc sống trên tàu hiện lên qua bút pháp miêu tả của Thạch Lam và qua những cảm nhận tinh tế của Liên, dẫu rằng chỉ khi con tàu đến gần Liên mới có thể nhìn thấy một chút cuộc sống trên tàu “Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người”, “đồng và kền lấp lánh”, “các cửa kính sáng”. Liên chỉ chú ý những khoang hạng sang, bởi chỉ có cuộc sống trên ấy nó mới khác hẳn, giàu có, sung túc, sang trọng, tươi sáng như những gì mà Liên vẫn thường mơ về, không như cuộc sống tối tăm, nghèo nàn nơi phố huyện.

         Như vậy về mọi phương diện, âm thanh, ánh sáng, cuộc sống trên tàu thì có thể nhận thấy rằng thế giới mà con tàu mang theo là một thế giới khác hẳn với phố huyện, chính vì vậy cho nên chuyến tàu đêm mới trở thành niềm khát khao, hy vọng của chị em Liên và những người dân nơi đây. Không chỉ khác với phố huyện, chuyến tàu đêm còn khác với chính nó trong những đêm trước đó “chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn”, gợi nỗi buồn, nỗi thất vọng, nhưng vẫn không không dập tắt được niềm khao khát mãnh liệt của Liên. Liên vẫn kiên trì lặng người theo mơ tưởng “nhưng họ ở Hà Nội về”, đưa Liên về những ký ức về một “Hà Nội xa xăm sáng rực, vui vẻ và huyên náo”. Cuối cùng, cái đích chính của những khát khao mong đợi chính là “con tàu mang một chút thế giới khác đi qua”, con tàu chính là sứ giả của một thế giới khác, và Hà Nội chính là hiện thân cụ thể của thế giới ấy. Niềm khát khao mong đợi chuyến tàu đêm, cũng là niềm khát khao mong đợi về một thế giới khác hẳn với cái thế giới mình đang sống, niềm khát khao về một thế giới tươi sáng, tốt đẹp, đủ đầy, đưa chị em Liên ra khỏi cuộc sống tù túng bó hẹp trong cái phố huyện nghèo nàn, chán nản với những ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn. Đó là khát vọng đổi đời, dẫu còn mơ hồ nhưng lại vô cùng sâu sắc, thiết tha và mãnh liệt, của những con người giai đoạn tháng tám, ám ảnh hầu hết các nhà văn lúc bấy giờ.

Xem thêm bài viết hay:  FeS có kết tủa không, FeS có tan không?

         Nhưng qua cảm nhận của Liên con tàu cũng chạy nhanh quá, nó mang đi theo hết những ánh sáng rực rỡ, âm thanh náo nức, cuộc sống tốt đẹp đi về phía xa để lại chị em Liên trong bóng tối, trong sự tĩnh lặng, trong sự nghèo khổ cơ cực của phố huyện. Con tàu tượng trưng cho sự vỡ mộng, nỗi thất vọng dấy lên từ một ước mơ mỏng manh, quá xa vời khó có thể trở thành hiện thực. Chuyến tàu đi qua, trả lại một phố huyện yên lặng, thậm chí còn tăm tối, u buồn hơn, để lại trong tâm hồn Liên những khoảng trống mênh mang mơ hồ. Từ đó nhà văn Thạch Lam muốn gửi đến độc giả một thông điệp thật ý nghĩa rằng để có một cuộc sống tươi đẹp, sung túc thì việc khát khao, mơ ước mãnh liệt là chưa đủ mà con người ta cần phải có những hành động thực tế, những nỗ lực thay đổi cuộc sống, nếu không ước mơ dẫu có đẹp đến mấy thì cũng mãi chỉ nằm trong tưởng tượng.

         Niềm khát khao mong đợi chuyến tàu đêm, Liên chuyển hướng tâm hồn mình về một Hà Nội xa xăm, nơi mà Liên đã từng có cuộc sống ấm no sung túc, gợi nhắc cô về một thời quá vãng xa xăm, về những ký ức tươi đẹp của tuổi thơ đã mất. Song hành với những nuối tiếc quá khứ, thì chuyến tàu đêm lại càng khiến Liên phải ý thức rõ ràng hơn về cuộc sống u ám, bế tắc của người dân nơi phố huyện và của chính gia đình Liên nữa.

         Trong tác phẩm Hai đứa trẻ Thạch Lam đã đi sâu vào khai thác tâm hồn của nhân vật, của những đứa trẻ nghèo khổ, ý thức sâu sắc về cuộc sống cơ cực nghèo khổ, là những cảm nhận tinh tế về bức tranh thiên nhiên làng quê Việt Nam, là nỗi xót xa ái ngại trước những mảnh đời tàn. Qua đó nhà văn thể hiện thái độ trân trọng những khát khao, hy vọng của con người về một cuộc sống tốt đẹp hơn, đồng thời cũng truyền tải một thông điệp rằng muốn thay đổi cuộc sống thì chỉ có khát khao, mong đợi thì không bao giờ là đủ, mà còn phải có cả hành động thực tế biến ước mơ thành hiện thực. Về nghệ thuật Thạch Lam đã thành công trong việc miêu tả những cung bậc cảm xúc khác biệt trong tâm hồn của nhân vật Liên, văn phong trữ tình, lãng mạn, sáng tạo nhiều hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng, kết hợp với phong cách viết truyện mà không có cốt truyện đã làm nên thành công lớn cho cả tác phẩm.

Đăng bởi: ĐH KD & CN Hà Nội

Chuyên mục: Lớp 11, Ngữ Văn 11

Nhớ để nguồn bài viết này: Hoàn cảnh sáng tác Hai đứa trẻ của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Xem thêm chi tiết về Hoàn cảnh sáng tác Hai đứa trẻ

Viết một bình luận