Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” | Ngữ Văn 10

Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” | Ngữ Văn 10

Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” | Ngữ Văn 10 –

Hướng dẫn lập dàn ý Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” hay nhất. Với các bài dàn ý và văn mẫu được tổng hợp và biên soạn dưới đây, các em sẽ có thêm nhiều tài liệu hữu ích phục vụ cho việc học môn văn. Cùng tham khảo nhé! 

I. Dàn ý Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”

1. Mở bài: giới thiệu bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”

Ví dụ:

Ca dao tục ngữ có rất nhiều ý nghĩa, có câu ta dao tục ngữ về thiên nhiên báo hiệu của thiên nhiên, có ca dao tục ngữ nói về lời hát than thân hay ca dao tục ngữ nói về tình cảm gia đình. Một trong những chủ đề đặc sắc của ca dao tục ngữ đó là tình yêu, dặc biệt có một bài ca dao nói về tình yêu rất vui nhọn, ví von cuộc sống nghèo khó những tình cảm không nghèo của con người đó là bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”

2. Thân bài: phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”

a. Những hình ảnh về quà cưới của nhà trai:

– Voi là một con vật cao sang

– Trâu là con vật gắn bó với người nông dân

– Bò là con vật hiền lành

– Chuột là con vật nhỏ bé

– Điểm chung của những lễ vật này đều là bốn chân

– Lễ vật được nêu từ cao đến thấp

2. Ý nghĩa của những lễ vật:

– Đây là những lời nói đùa, vui

– Những lễ vật đều nêu từ lớn đến nhỏ, thể hiện sự giảm dần

– Thể hiện rằng lễ vật không quan trọng, chủ yếu là tình yêu đôi lứa

– Cảm nhận được dù nghèo nhưng vẫn vui tươi, vui vẻ và hạnh phúc với tình yêu của mình

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”Ví dụ :Bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi” là một bài ca dao hài hước. bài ca dao thể hiện tình yêu đẹp trong cuộc sống nghèo nhưng vẫn hạnh phúc.

II. Bài văn mẫu Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”

Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”- Bài mẫu 1 

Ca dao, tục ngữ là một loại văn học dân gian ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam ta, bởi nó có lối viết vô cùng sinh động, những câu thơ gần gũi dễ đọc dễ thuộc, thể hiện tâm tư tình cảm của người nông dân lao động trong chế độ xưa.

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để chò con lợn, con gà nó ăn…

Bài ca dao nói lên tâm tư tình cảm của một đôi trai gái yêu nhau thật lòng. Họ không muốn vì tục lệ thách cưới ngày xưa mà phải xa nhau.

Thời xưa khi người con trai muốn lấy người con gái làm vợ thì phải sắm được lễ vật thách cưới mà nhà gái yêu cầu. Có như thế họ mới gả con gái cho người con trai.

Tục lệ thách cưới ngày xưa thường những thứ quý giá, như trâu bò, lợn gà, tiền vàng…Khiến cho nhiều chàng trai nhà nghèo dù yêu người con gái tới mấy, nhưng do không đủ lễ vật nên đành ngậm ngùi nhìn người yêu mình lấy người khác

Bài ca dao này thể hiện mong ước của người con trai rằng sẽ tìm được một người con gái thương mình thật lòng, không ham vật chất. Sẽ được nhà cô gái thông cảm mà thách cưới những thứ vô cùng tầm thường như khoai, dẫn cưới bằng chú chuột bốn chân.

Ước mơ giản dị lấy được vợ của chàng trai nhà nghèo đã phản ánh tục lệ thách cưới của dân tộc ta ngày xưa.

Thông qua bài ca dao này người xưa muốn phê pháp tục lệ thách cưới quá cao của những nhà có con gái tới tuổi lấy chồng. Họ thường xem cô gái như một món hàng nuôi lớn gả bán cho người ta để kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy, nhiều nhà bố mẹ người con gái thường thách cưới vô cùng cao khiến cho chàng trai khốn đốn mới lấy được vợ.

Nhiều gia đình chồng ghê gớm họ tìm cách vay mượn để lo xong đồ thách cưới của nhà gái. Nhưng khi người con gái về làm dâu họ tìm cách hành hạ, bắt làm lụng cực nhọc để bõ công tiền của họ bỏ ra để cưới cô con gái này về theo kiểu “Mất tiền mua mâm bà đâm cho thủng”

Xem thêm bài viết hay:  Obitan nguyên tử là gì? Số obitan nguyên tử trong một phân lớp, một lớp

Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Trong những câu thơ này chàng trai nhà nghèo đã tâm sự nguyện vọng của mình với người con gái, rằng nếu được anh chàng sẽ dẫn cưới bằng voi, dẫn cưới bằng trâu, hoặc con bò, đều là những thứ quý giá đắt tiền để hỏi cưới cô gái. Nhưng hoàn cảnh người con trai vô cùng khó khăn

Trong những câu ca dao này nghệ thuật trào phúng được người xưa sử dụng vô cùng tinh tế, vừa thể hiện sự khôi hài, vừa thể hiện sự mỉa mai với tục lệ thách cưới.

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để chò con lợn, con gà nó ăn…

Trong những câu ca dao này thể hiện tâm tư nguyện vọng của chàng trai ước mơ có một cô người yêu hiểu thấu tấm lòng chân thành của mình, không ham mê vật chất mà yêu anh. Thách cưới một nhà khoai lang, một lễ vật vô cùng xoàng xính mà nhà ai cũng có, bởi thời xưa thực phẩm chủ yếu của người dân nước ta là ngô, khoai.

Thông qua những câu ca dao này, ta thấy cô gái là người vô cùng nhìn xa trông rộng, biết vun vén tính toán đâu vào đó. Thật sự xứng là người vợ hiền dâu đảm.

Tấm lòng của cô gái dành cho chàng trai là chân thật, không vì vinh hoa phú quý mà từ bỏ. Chỉ cần chàng trai thật lòng thì cô gái sẽ cam tâm tình nguyện theo chàng về dinh mà không hề thách cưới Trâu, bò, lợn, gà… khiến chàng trai phải khó xử.

Sự thách cưới của cô gái thể hiện tấm lòng bao dung “yêu nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua” của đôi trai gái.

Thông qua bài ca dao người xưa muốn phê phán tục thách cưới cổ hủ, lạc hậu khiến cho nhiều chàng trai nghèo không thể lấy được vợ. Thông qua bài ca dao thể hiện tình yêu sâu sắc của đôi trẻ, khi họ thật lòng yêu nhau thì dù nghèo khổ, thì họ vẫn muốn gắn bó, yêu thương nhau “một túp lều tranh hai trái tim vàng”

Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…”- Bài mẫu 2

Ca dao dân ca Việt Nam chính là những sản phẩm tinh thần vô cùng gần gũi phong phú trong đời sống tinh thần của nhân dân ta, với lời lẽ, gần gũi, trào phúng dễ học dễ thuộc, tạo tiếng cười vui vẻ cho những người lao động nghèo. Nhưng hơn cả những bài ca dao còn mang ý nghĩa giáo dục, nhân văn cao cả.

“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…”

Việc cưới hỏi là việc vô cùng hệ trọng trong đời sống của người Việt ta, bài ca dao là tiếng đối đáp vui đùa của đôi trai gái xung quanh việc dẫn cưới và thách cưới. Nhưng khác với việc dẫn cưới và thách cưới bình thường, lời dẫn cưới và thách cưới này có rất nhiều điểm khác lạ, mang lại tiếng cười sảng khoải cho người đọc, người nghe.

Bài ca dao chính là niềm hi vọng của đôi trai gái yêu nhau nhưng vì không muốn những luật lệ thủ tục cố hữu từ muôn đời mà phải xa nhau, chính xác hơn họ vẫn muốn giữ những phong tục đẹp của dân tộc mà vẫn được bên nhau dưới sự chúc phúc của mọi người.

Tục lệ dẫn cưới và thách cưới đã có từ bao đời nay, lễ vật mà hai bên thường mang đến nhà nhau thường là những thứ quý, thể hiện sự coi trọng và tôn trọng nhau như trâu, gà, lợn,…nhưng hoàn cảnh khó khăn không phải ai cũng có những lễ vật đó. Chính vì vậy mà không biết bao đôi trai gái yêu nhau mà không đến được với nhau.

“Cưới nàng, anh toan dẫn voi,

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn.

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn,

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân.

Miễn là có thú bốn chân,

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.”

Lời dẫn cưới của chàng trai nghe rất hoàng tráng từ “dẫn voi” đến “dẫn trâu” nhưng vì những lí do khách quan nhưng vô cùng có lí mà chàng không thể thực hiện điều đó, để đáp ứng được tục lệ “miễn là” chàng trai xin ngỏ ý dẫn cưới bằng “con chuột béo”. Sáu câu ca dao nghe rất hài hước, buồn cười nhưng lại hòan toàn hợp lí đối với một chàng trai nghèo. Đây chính là lời tâm sự của chàng trai với người mình thương.

Xem thêm bài viết hay:  Cấu trúc, cách dùng Agree trong tiếng Anh chính xác nhất

Bài ca dao đã phê phán những hủ tục thách cưới quá cao khiến cho bao chàng trai phải bỏ cuộc không lấy được người mình yêu, câu ca dao với ngehej thuật trào phúng độc đáo, đã lột tả được hết những hủ tục phong kiến của xã hội đương thời

Nhưng chính vì hiểu hoàn cảnh của chàng trai, mà cô gái đã có một màn thách cưới độc đáo không kém với, điều thách cưới không thể nhẹ nhàng hơn:

“Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi.

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để cho con lợn, con gà nó ăn…”

Cô gái không muốn xa người mình yêu nên điều kiện thách cưới lại một loại lương thực không thể gần gũi hơn đó chính là “khoai lang” nhưng không muốn mất đi giá trị của bản thân cô gái đành thách “một nhà khoai” đây có thể là bài toán không dễ mà cũng chẳng khó cho chàng trai. Món lễ vật thách cưới quả là vô cùng có ý nghĩa, thân quen mà ai cũng có thể dùng được, không phải bỏ đi bất cứ bộ phận nào

Thông qua những câu ca dao thách cưới ta mới thấy được cô gái này quả là một người vô cùng thông minh, có tầm nhìn rộng, đây đúng là một người vợ hiền. Tình yêu và tấm lòng của cô gái cho chàng trai là thật, đáng trân trọng cô không vì hư vinh, giàu sang bỏ đi người mình yêu thương, cùng người mình thương đồng cam cộng khổ, một tình yêu thật lòng sẽ vượt qua mọi thử thách. Cô gái đã có một hành động vừa chứng minh được giá trị của đời con gái mà cũng không phải làm người mình yêu thêm phần khó xử.

Bài ca dao mang một ý nghĩ nhân văn cao cả, đã phê phán những hủ tục xã hội đây chính là rào cản đã khiến cho bao con người yêu thương nhau không đến được với nhau. Bài ca dao cũng chứng minh một điều rằng một tình yêu chân thật thì dù có khó khăn cách mấy cũng có thể tìm được hướng giải quyết nếu như cả hai yêu thương nhau thật lòng, muốn gắn bó bên nhau.

Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” – Bài mẫu 3  

Cuộc đời của người lao động Việt Nam vốn rất khó khăn, cơ cực, đến nỗi :”Gánh cực mà đổ lên non – Còng lưng mà chạy, cực còn chạy theo”. Thế nhưng, họ vẫn là những người yêu cuộc sống, lạc quan đến lạ thường. Chính sự lạc quan đó đã giúp họ vượt qua những chướng ngại của cuộc sống để có một cuộc sống tinh thần vô cùng đa dạng và phong phú. Ca dao – dân ca đã phản ánh một cách chân thực điều đó. Chùm ca dao đối đáp giữa lời người con trai và con gái chiếm tỉ lệ khá nhiều trong kho tàng ca dao dân gian.

Tục lệ thách cưới là một tục lệ truyền thống của dân tộc ta. Người con trai muốn lấy được vợ thường phải có tiền để mua sắm lễ vật, những lễ vật này bên nhà gái có quyền yêu cầu. Cũng có những chàng trai không lấy được vợ vì nhà quá nghèo không có tiềm sắm sanh lễ vật. Ví dụ hình ảnh người con trai của lão Hạc trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. Vì bên nhà gái thách cưới cao quá, không đủ tiền, nên đành phải bỏ nhà, bỏ quê mà đi làm đồn điền cao su.

Cũng có những nhà thách cưới cao, có nhà thấp. Điều này phụ thuộc vào yêu cầu của bên nhà gái, người con trai muốn lấy được vợ thì phải chấp nhận điều này. Vậy, hãy nghe người con trai trong bài ca dao nói như thế nào:

Cưới nàng, anh toan dẫn voi

Anh sợ quốc cấm, nên voi không bàn

Dẫn trâu, sợ họ máu hàn

Dẫn bò, sợ họ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo, mời dân, mời làng.

Mở đầu bài ca dao không phải là lời thách cưới của người con gái, mà là lời của chàng trai về việc dẫn cưới. Chúng ta hãy cùng xem chàng trai muốn dẫn cưới những món gì. Với thủ pháp khoa trương, phóng đại, chàng trai đã đưa ra các vật để dẫn cưới như: voi, trâu, bò, chuột. Trong sáu câu là lời của chàng trai thì 3 câu đầu ba cặp sáu này là lời dẫn, ba câu sau của các cặp câu lại là lời chàng trai tự phủ định mình. Với cấu trúc, toan cái này nhưng sợ cái kia. Và các vật mà chàng ý định dẫn cưới thì nhỏ dần theo giá trị: voi -> trâu -> bò ->  chuột. Ba con vật đầu đều là những vật rất có giá trị. Nhưng chàng trai lại có li do chính đáng là sợ “quốc cấm”, “máu hàn”, “co gân”. Toàn là những lí do hợp tình hợp lí. Vậy thì chàng sẽ chọn con gì để dẫn cưới mà đáp ứng được yêu cầu là thú “bốn chân  bây giờ”, đó là “chuột”. Phải nói rằng chàng trai đã rất thông minh khi bao biện như thế này.

Xem thêm bài viết hay:  Công thức cấu tạo của C2H7N và gọi tên. Đồng phân của C2H7N và gọi tên

Trong thực tế, chẳng có ai dẫn cưới bằng chuột. Lời của chàng trai có thể bị coi là ba hoa. Nhưng hãy nghe cô gái đối đáp, chúng ta mới biết họ hiểu nhau nhường nào:

Chàng dẫn thế em lấy làm sang,

Nỡ nào em lại phá ngang như là…

Người ta thách lợn thách gà,

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang:

Củ to thì để mời làng,

Còn như củ nhỏ, họ hàng ăn chơi

Bao nhiêu củ mẻ, chàng ơi!

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà;

Bao nhiêu củ rim, củ hà,

Để chò con lợn, con gà nó ăn…

Cô gái không đòi các vật cao sang, “Voi chín ngà, gà chín cựa..”, cô gái không thách tiền, thách bạc. Cô gái chỉ thách cưới là một “nhà khoai lang” mà thôi. Như vậy, cô gái đã hiểu được hoàn cảnh khó khăn của chàng trai, vì vậy cô không đòi những vật cao sang, xa xỉ. Mà cô chỉ muốn có được một “nhà khoai lang” tức là những thực phẩm quen thuộc mà người nông dân nhà nào cũng có sẵn. Điều này khẳng định được phẩm giá của cô gái đồng thời thể hiện được nỗi cảm thông, thấu hiểu nhau của người lao động xưa.

Nếu cô gái thách cưới cao thì chắc chắn chàng trai sẽ không lấy được vợ. Vì người nông dân nghèo quanh năm lam lũ bán mặt cho đất, ban lưng cho trời lấy đâu ra vật chất giàu sang. Anh ta chỉ có khoai, có sắn,… Cô gái thể hiện mình là người không tham vật chất. Cách nói vui đùa thể hiện ngay ở câu đầu : Chàng dẫn thế, em lấy làm sang, Nỡ nào em lại phá ngang như là… Người ta thì thách “lợn”, “gà”. Nhưng cô gái không thách cao như vậy. Đặc biệt hơn “một nhà khoai lang” ấy được cô gái tính toán rất tỉ mỉ cẩn thận, Củ to mời làng ; củ nhỏ mời họ hàng; củ mẻ cho trẻ ăn ; củ rím, củ hà thì cho gà, lợn ăn. Đây là một chàng trai biết lo xa, biết tính toán và có trách nhiệm với nhà gái; còn cô gái thì tỏ ra là một cô gái thật biết quán xuyến việc nhà, tằn tiện lo toan.

Bài ca dao thể hiện khát vọng của chàng trai, khát vọng lấy được vợ mặc dù hoàn cảnh có khó khăn, đồng thời tạo được tiếng cười sảng khoái cho người đọc. Dù trong hoàn cảnh gian khổ, khó khăn như thế nào thì họ cũng tạo ra cho mình được những tiếng cười hài hước, dí dỏm như thế này. Để thêm yêu cuộc sống và vượt qua được khó khăn một cách dễ dàng. Đây là một phẩm chất quý giá của người Việt Nam chúng ta.

—/—

Trên đây là dàn ý và một số bài văn Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi… ” hay nhất dành cho bạn. Hi vọng qua dàn ý và các bài văn mẫu bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

Đăng bởi: ĐH KD & CN Hà Nội

Nhớ để nguồn bài viết này: Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” | Ngữ Văn 10 của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Giáo dục

Xem thêm chi tiết về Phân tích bài ca dao “Cưới nàng anh toan dẫn voi…” | Ngữ Văn 10

Viết một bình luận