Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương

Bạn đang xem: Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương tại vietabinhdinh.edu.vn

Hải Dương là một tỉnh thuộc vùng Đồng Bắng Sông Hồng. Tình Hải Dương được biết đến là một vùng đất giàu truyền thống văn hóa và mang đậm nét đặc trưng của miền quê vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trên mảnh đất Hải Dương hiện nay còn lưu dấu rất nhiều những nét đặc sắc trong văn hóa dân tộc ta như các lễ hội, các di tích, các danh lam thắng cảnh… Vậy, để tiện trong việc du lịch, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nhứng đơn vị hành chính cấp Huyện của Hải Dương và xem ở đây có những điều thú vị gì để khám phá nhé!

  • Thành phố Chí Linh
  • Thành phố Hải Dương
  • Huyện Bình Giang
  • Thị xã Kinh Môn
  • Huyện Cẩm Giàng
  • Huyện Gia Lộc
  • Huyện Kim Thành
  • Huyện Nam Sách
  • Huyện Ninh Giang
  • Huyện Tứ Kỳ
  • Huyện Thanh HГ
  • Huyện Thanh Miện

Thành phố Chí Linh

Du lịch Thành phố Chí Linh qua màn ảnh nhỏ

Chí Linh là một thành phố nằm ở phía bắc tỉnh Hải Dương, thuộc vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh.

Thành phố Chí Linh có 3 trung tâm lớn là khu vực phường Phả Lại, khu vực trung tâm thuộc phường Sao Đỏ và phường Bến Tắm (nguyên trước đây là 3 thị trấn thuộc huyện Chí Linh cũ).

Thành phố Chí Linh có 19 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm 14 phường: An Lạc, Bến Tắm, Chí Minh, Cổ Thành, Cộng Hòa, Đồng Lạc, Hoàng Tân, Hoàng Tiến, Phả Lại, Sao Đỏ, Tân Dân, Thái Học, Văn An, Văn Đức và 5 xã: Bắc An, Hoàng Hoa Thám, Hưng Đạo, Lê Lợi, Nhân Huệ.

Thành phố Chí Linh có phong cảnh đẹp và nhiều di tích lịch sử từ cấp địa phương đến cấp quốc gia. Trong đó có thể kể đến:

  • Chùa Côn Sơn có phong cảnh tuyệt đẹp với rừng thông, hồ, suối Côn Sơn và bàn cờ tiên nổi tiếng trong thơ Nguyễn Trãi. Tại đây còn có đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Nguyễn Trãi
  • Đền Kiếp Bạc nằm cạnh Lục Đầu Giang, nơi hợp lưu của sáu con sông (ngã sáu sông). Đền thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn còn gọi là đền Đức Ông nổi tiếng về sự linh thiêng
  • Đền Cao thuộc phường An Lạc. Ở đây có bốn ngôi đền linh thiêng từ lâu đời, thờ năm anh em nhà họ Vương đã có công giúp vua Lê Đại Hành đánh tan quân Tống do Hầu Nhân Bảo và Tôn Toàn Hưng chỉ huy năm 981
  • Đền Chu Văn An nằm trên núi Phượng Hoàng, thuộc phường Văn An; cách khu di tích Côn Sơn khoảng 4 km. Đây là một điểm di tích văn hoá và danh thắng mà quý khách có thể đến thăm, với cảnh rừng thông đẹp trùng điệp, có đền thờ cũ và mới xây xong năm 2007. Lăng mộ Chu Văn An nằm trong khu di tích này. Lễ hội vào tháng tám và tháng một, trọng hội vào ngày 25-8 và 26-11. Khu di tích được xếp hạng năm 1998

Thành phố Hải Dương

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Hải Dương là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Thành phố Hải Dương là trung tâm kinh tế, kỹ thuật, giáo dục, khoa học, y tế, dịch vụ của tỉnh Hải Dương, nằm trong vùng thủ đô Hà Nội và tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Thành phố Hải Dương hiện là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Hải Dương.

Hải Dương là nơi nổi tiếng với nhiều đặc sản mang đậm hương vị của đồng bằng Bắc bộ như: Bánh đậu xanh, Bánh khảo, Cốm (An Châu). Thêm vào đó là những Bánh gai Ninh Giang, Vải thiều Thanh Hà… mang từ các huyện lên. Các món ăn ngon được biết đến nhiều của thành phố Hải Dương: Bún cá, Bánh đa cua, Bánh cuốn, Bánh đúc,…

Thành phố Hải Dương có nhiều quán ăn đêm nằm rải rác ở nhiều tuyến phố, rất phong phú và đa dạng như phố Mạc Thị Bưởi nổi tiếng với các món ăn đường phố, bán từ chiều tối đến tận khuya, có thể ăn tại chỗ hoặc gói mang về, với những hàng xôi hộp, bánh bao, bánh mỳ pa-tê, bánh cuốn hấp, phở, miến, cháo, gà tần, tim tần thuốc bắc. Một phố khác được nhiều người biết đến là phố Phạm Hồng Thái, nổi danh là phố ẩm thực của Thành Đông với nhiều món ăn ngon và đa dạng, đặc biệt là món cháo, bánh cuốn.

Huyện Bình Giang

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Lễ hội làng Tranh.

Bình Giang là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Huyện Bình Giang có quốc lộ 5, quốc lộ 39B chạy qua, cách thành phố Hải Dương 20 km về phía tây nam, có diện tích tự nhiên là 104,7 km2, dân số năm 2018 là 145.535 người, 4,8% dân số theo đạo Thiên Chúa, có vị trí địa lý:

  • Phía tây giáp huyện Ân Thi và thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
  • Phía nam giáp huyện Thanh Miện
  • Phía bắc giáp huyện Cẩm Giàng
  • Phía đông giáp huyện Gia Lộc.

Di tích nổi tiếng: Đình làng Tranh tại thị trấn Kẻ Sặt

Bình Giang có nhiều làng nghề truyền thống và làng nghề nới như:

– Làng nghề mộc sơ chế gỗ Phương Độ

– Cơ khí Tráng Liệt

– Vàng bạc Châu Khê, Lương Ngọc

– Làm lược làng Vạc

– Nghề mộc ở Trại Như

– Gốm làng Cậy

Thị xã Kinh Môn

Trải nghiệm du lịch Kinh Môn

Kinh Môn là một thị xã thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Thị xã Kinh Môn thuộc vùng bán sơn địa, một dãy núi đất trong cánh cung Đông Triều làm xương sống của thị xã. Về núi non, Kinh Môn có cảnh trí tương đối giống Chí Linh, nhưng Kinh Môn còn có những núi đá xanh rải rác, các dòng sông bao bọc và những cánh đồng rộng lớn.

Kinh Môn nổi tiếng với Đền Cao – là nơi thờ cha Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và danh lam thắng cảnh động Kính Chủ – nơi có nhiều hang động đá vôi tuyệt đẹp và gắn với cuộc đấu tranh cách mạng của nhân dân Hải Dương cũng như của Việt Nam trong thời kỳ chống ngoại xâm.

Kinh Môn là một thị xã khá phát triển nằm trong vùng tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh. Tận dụng được lợi thế là vùng bán sơn địa có cả núi đá vôi và núi đất, kinh tế huyện phát triển đồng bộ giữa công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề trên điều kiện tự nhiên sẵn có. Các làng nghề trong huyện:

– Chạm khắc đá Dương Nham

– Mì bún bánh Tống Buồng

– Chế biến hành ở Hiến Thành

– Trồng hành gần như đều khắp tại nhiều xã

Huyện Cẩm Giàng

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Cẩm Giàng là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương.

Huyện Cẩm Giàng nằm ở phía tây tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý:

  • Phía đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương.
  • Phía tây giáp thị xã Mỹ Hào và huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
  • Phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc.
  • Phía bắc giáp huyện Lương Tài, tây bắc giáp huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh

Các di tích nổi tiếng:

  • Văn miếu Mao Điền là một trong những văn miếu đầu tiên của Việt Nam, đền thờ danh y Tuệ Tĩnh, chùa Giám, đình chùa thôn Phú Quân xã Cẩm Định.
  • Đền Bia là một di tích thờ Đại danh y thiền sư Tuệ Tĩnh nổi tiếng.
  • Đình Hộ Vệ là di tích lịch sử văn hóa lâu đời trên địa bàn xã Cẩm Hưng. Đình Hộ Vệ thờ tướng nhà Đinh có tên là Đinh Hùng Lực, người có công theo giúp Vua Đinh Tiên Hoàng đánh dẹp loạn mười hai sứ quân.
  • Đình Thạch Lỗi là một di tích thờ tướng quân Lý Quốc Bảo – một vị tướng ở thời Tiền Lý.

Huyện Gia Lộc

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Gia Lộc là một huyện nằm ở phía tây nam tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Huyện Gia Lộc có diện tích tự nhiên 99,70 km², dân số năm 2018 là 115.617 người, mật độ dân số đạt 1.160 người/km².Địa hình Gia Lộc là đồng bằng, đất nông nghiệp chiếm 67% diện tích. Về giao thông, đường 17 chạy qua địa phận huyện và đường thủy trên sông Thái Bình. Đây cũng là địa phương có đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng đi qua.

Các làng nghề nổi tiếng:

– Nghề đóng giày da ở Hoàng Diệu

– Làm bún Đông Cận

– Rèn Đồng Tái

– Nghề mộc Gia Hòa

– Rau màu vụ đông

Huyện Kim Thành

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Kim Thành là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Huyện Kim Thành nằm ở phía đông tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía nam giáp thành phố Hải Phòng
  • Phía bắc giáp thị xã Kinh Môn
  • Phía tây giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương
  • Phía tây nam giáp huyện Thanh Hà.

Huyện có diện tích 112,9 km² và dân số là 124.439 người, mật độ dân số đạt 1.102 người/km².

Kim Thành và An Dương là hai huyện tuy nằm trên trục quốc lộ 5 nhưng chưa phát huy được hết tiềm năng phát triển làng nghề. Vai trò của làng nghề rất lớn nếu được đánh thức nó sẽ tạo điều kiện, tăng thu nhập cho nhiều lứa tuổi và nhiều trình độ văn hóa giảm lao động dư thừa của mỗi địa phương. Nếu không vực dậy và hình thành thêm các làng nghề mới thì Kim Thành vẫn là huyện kinh tế yếu so với các huyện phía Bắc đồng bằng sông Hồng. Các làng nghề như:

– Nghề làm hương Dưỡng Thái

– Mộc, sơ chế gỗ thôn Bắc

– Một số hộ làm nghề hành ở Cộng Hòa

Huyện Nam Sách

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Nam Sách là một huyện nằm ở phía bắc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Huyện Nam Sách có vị trí địa lý:

  • Phía bắc giáp thành phố Chí Linh
  • Phía đông giáp thị xã Kinh Môn và huyện Kim Thành
  • Phía nam giáp thành phố Hải Dương
  • Phía tây giáp huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh và huyện Cẩm Giàng.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn huyện có 126.325 người, mật độ trung bình 1.159 người/km².

Toàn huyện có nhiều di tích lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 12 di tích được Nhà nước xếp hạng, mặt khác Nam Sách là một miền quê trù phú về phát triển cây vụ đông xuân, phát triển các làng nghề, phải kể đến 2 làng nghề là sấy rau quả ở Mạn Thạch Đê (xã Nam Trung) và làm hương (xã Quốc Tuấn). Đó là những tiềm năng để huyện có thể phát triển du lịch, văn hoá, thu hút khách tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc.

Khu di tích lịch sử Chùa Trăm Gian mới được nhà nước cấp kinh phí tu bổ tôn tạo với mức kinh phí lên tới 13 tỷ đồng, vào năm 2009 toàn bộ khu di tích đã được sửa xong toàn bộ. Hiện khu di tích có đủ toàn bộ 100 gian như lúc đầu mới xây dựng.

Huyện Ninh Giang

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Ninh Giang là một huyện nằm ở phía nam tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nằm bên bờ sông Luộc và tiếp giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh phía đông nam tỉnh Hải Dương, vị trí ở khoảng 20°43’B,106°24’Đ, có vị trí địa lý:

  • Phía đông nam giáp thành phố Hải Phòng qua sông Luộc
  • Phía đông và phía bắc giáp huyện Tứ Kỳ
  • Phía tây bác giáp huyện Gia Lộc
  • Phía tây giáp huyện Thanh Miện
  • Phía nam giáp tỉnh Thái Bình.

Ninh Giang cách biển 25 km.

Thời tiết khí hậu tương tự khí hậu ở Hải Phòng và Thái Bình.

Không nổi tiếng về du lịch nhưng Ninh Giang cũng có một vài đền chùa mang đậm dấu ấn lịch sử như: Đền quan tuần Tranh (hay còn gọi là đền Tranh) là một trong những ngôi đền lớn và nổi tiếng ở Ninh Giang, Chùa Chông, Đình Làng Xuyên Hử,… Đình Làng Xuyên Hử là nơi thờ Vị Thành Hoàng của Làng, trong kháng chiến chống Pháp người dân địa phương đã che giấu cán bộ cách mạng tại đây… người dân còn tháo dỡ Đình Làng lấy vật liệu làm cầu Đồng Bình phục vụ kháng chiến. Tháng 3 năm 2006 được sự đồng ý của Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đình làng Xuyên Hử đã được tái tạo lại.

Địa phận xã Tân Phong thuộc huyện Ninh Giang trước đây có rất nhiều các di tích đình, chùa, miếu mạo. Đặc biệt đình Chuông với những cây cột gỗ lim hai người ôm và những phiến đá xanh lát hè nặng hàng chục tấn, Chùa Chuông với rất nhiều tượng phật… Hiện nay đình chùa đã bị phá hết (trong cải cách văn hoá), thời gian gần đây, người dân đã phục dựng lại chùa Chuông ở một vị trí khác nhưng các tượng thì đã không còn (đã bị thiêu hủy trong cải cách văn hoá). Năm 2005 chính quyền địa phương đã tổ chức khai quật tại nơi chôn những pho tượng phật của chùa Chuông cũ và thu giữ được rất nhiều di vật cổ gồm vài chục ngôi tương gỗ không còn nguyên vẹn nhưng những đường nét điêu khắc trên tượng của người xưa được xem là rất tinh tế và đẹp thì vẫn còn gần như nguyên vẹn. Hiện số tượng phật này vẫn được cất giữ tại chùa Chuông mới.

Huyện Tứ Kỳ

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Tứ Kỳ là một huyện nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Cho đến năm 2019, toàn huyện Tứ Kỳ có 102 ngôi chùa; nhiều ngôi đình, đền, miếu…

  • Thành Dền (Ngọc Lặc), trị sở của Hải Dương từ thời Hùng Vương cho đến cuối thời Trần.
  • Đình chùa An Thổ tại làng An Thổ xã Nguyên Giáp.
  • Chùa Đông Dương nằm trên địa bàn xã Minh Đức là một ngôi chùa khá cổ, chùa được xếp hạng di tích ịch sử năm 1994.
  • Chùa Phúc Diên tại xã Tân Kỳ được xếp hạng năm 1997.
  • Chùa Khánh Linh tại xã Phượng Kỳ.
  • Đình Quỳnh Côi tại xã Tân Kỳ thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Duệ Vương, có công chống giặc Thục, giữ yên bờ cõi. Lễ hội hằng năm vào ngày 8 tháng 2.
  • Đình Ngọc Lâm (còn gọi là Đình Gậm) tại xã Tân Kỳ, thờ thành hoàng là Cao Sơn Đại Vương, thời Hùng Vương, như thành hoàng đình Quỳnh Gôi. Lễ hội hằng năm vào ngày 12-18 tháng một.
  • Thôn Thanh Kỳ, xã An Thanh có nghề dệt chiếu truyền thống từ lâu đời và được công nhận làng nghề vào năm 2005.
  • Đền Mắc (xưa thuộc xã Mặc Xá, sau thuộc thôn Cẩm Mặc xã Bích Cẩm) hiện nay thuộc thôn Bích Cẩm, xã Quang Phục thờ vua Quang Trung.
  • Chùa Diên Khánh (Chốn Tổ chùa Dừa) thuộc thôn Gia Xuyên (làng Dừa), xã Văn Tố.
  • Chùa Duyên Khánh xã Chí Minh
  • Đền Dọc tại thôn Lạc Dục xã Hưng Đạo – di tích lịch sử văn hóa
  • Chùa An Lạc (Núi) tại thôn Đông – xã Bình Lãng – nơi vẫn còn lưu giữ nhiều bi ký đặc biệt tấm bia từ thời Mạc Đoan Thái (1588).
  • Chùa Gang tại thôn Quảng Xuyên (thôn Gang) – xã Chí Minh.
  • Chùa Vực (chùa Hộ Quốc) tại thôn Làng Vực – xã Chí Minh.
  • Đình Thượng – xã Bình Lãng được xây dựng khoảng thế kỉ XVI, được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2016.
  • Chùa Diên Khánh ở khu La Tỉnh Bắc, Thị trấn Tứ Kỳ
  • Lăng Bà Bủi tại thôn Đông, xã Bình Lãng. Có câu “Thứ nhất cô Nghị Thanh Hoa, thứ nhì Bủi Lạng, thứ ba Thạch Sùng” – ý nói những người giàu có nhất thời xưa ở Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng trước lăng của bà Bủi có 9 tầng, nhưng bị sụt xuống hiện tại chỉ còn 2 tầng. Bà giàu có đến mức nhìn đất sét có thể biết thành vàng.
  • Cây đa cách mạng nằm trong khuôn viên Trường Trung học cơ sở Quang Phục
  • Chùa Cống thuộc thôn Cầu Xe, xã Quang Trung, đây là một ngôi chùa cổ, rất linh thiêng nằm giữa cánh đồng giáp danh hai xã Quang Trung và Tiên Động, bị tàn phá trong chiến tranh và thời kỳ cải cách ruộng đất, gần đây mới được nhân dân trong vùng đóng góp tôn tạo lại.
  • Đền chùa làng Liêu xá thuộc xã Đại Đồng thờ Không Lộ Thiền Sư 路 禪 師.
  • Miếu Xoài ở khu La Tỉnh Nam, thị trấn Tứ Kỳ
  • Đình An Nhân ở khu An Nhân Đông, thị trấn Tứ Kỳ, là khu di tích cấp tỉnh
  • Miếu Đống Ốc ở khu La Tỉnh Bắc, thị trấn Tứ Kỳ
  • Đình La Tỉnh ở khu La Tỉnh Bắc, huyện lị Tứ Kỳ – thị trấn Tứ Kỳ

Huyện Thanh HГ

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Thanh Hà là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, nổi tiếng với đặc sản vải thiều.

Huyện Thanh Hà nằm ở phía đông nam tỉnh Hải Dương, có vị trí địa lý:

  • Phía đông và phía bắc giáp huyện Kim Thành
  • Phía đông nam giáp huyện An Lão, thành phố Hải Phòng
  • Phía tây và tây nam giáp huyện Tứ Kỳ
  • Phía tây bắc giáp thành phố Hải Dương
  • Phía nam giáp huyện Tiên Lãng (thành phố Hải Phòng).

Huyện Thanh Hà có diện tích tự nhiên là 140,70 km², dân số năm 2018 là 136.858 người, mật độ dân số đạt 973 người/km².

Toàn huyện có 85 di tích lịch sử đền, chùa, miếu, trong đó có 12 di tích được Nhà nước xếp hạng, mặt khác Thanh Hà là một miền quê trù phú như rừng cây ăn quả giữa đồng bằng châu thổ sông Hồng. Đó là những tiềm năng để huyện có thể phát triển du lịch sinh thái miệt vườn, văn hoá nhân văn, thu hút khách tham quan, tìm hiểu lịch sử văn hoá dân tộc.

Chùa Minh Khánh còn gọi chùa Hương Đại tại thị trấn Thanh Hà, thờ Phật và đức vua Trần Nhân Tông; được công nhận Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia năm 1990. Lễ hội chùa Minh Khánh kéo dài 3 ngày, chính hội tổ chức vào ngày 1/11 Âm lịch. Đây là một trong 4 ngôi chùa của tỉnh Hải Dương được xếp hạng di tích văn hóa – lịch sử – kiến trúc vào thời kỳ Pháp thuộc.

Xã Thanh Hải có 1 di tích rất đẹp; có nhà múa rối nước xây dựng giữa hồ trông cổ kính mới mẻ rất hợp với khu du lịch sinh thái bãi soi sông Thái Bình. Phường rối nước xã Thanh Hải với truyền thống lâu đời, giành nhiều giải lớn trong nước và ngoài nước, là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia[4].[2][5]

Xã Thanh Xá có Chùa Bạch Hào là di tích lịch sử cấp quốc gia với nhiều bảo vật quý; có Lễ hội chùa Bạch Hào là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Xã Thanh Sơn có đình làng Thuý Lâm được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia

Huyện Thanh Miện

huyện, tỉnh, thị xã, thành phố, hải dương, ngắm nhìn, top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh hải dương

Thanh Miện là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương, Việt Nam.

Thanh Miện là huyện đồng bằng nằm ở phía tây nam của tỉnh Hải Dương. Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 122,321 km²[1] trải dài từ 106°7′50″ đến 160°16′20″ kinh Đông và từ 20°40′45″ đến 20°50′55″ vĩ Bắc. Dân số là 183.845 người.

Huyện Thanh Miện có 17 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Thanh Miện (huyện lỵ) và 16 xã: Cao Thắng, Chi Lăng Bắc, Chi Lăng Nam, Đoàn Kết, Đoàn Tùng, Hồng Phong, Hồng Quang, Lam Sơn, Lê Hồng, Ngô Quyền, Ngũ Hùng, Phạm Kha, Tân Trào, Thanh Giang, Thanh Tùng, Tứ Cường..

Là một huyện nằm ở phía nam đồng bằng sông Hồng, Thanh Miện không có nhiều làng nghề như các huyện phía Bắc:

– Làng nghề làm bánh đa Chi Lăng, Đào Lâm

– Trồng màu, trồng rau Phạm Kha

– Nghề đan lát Đan Giáp

– Vặn chổi rơm An Nghiệp

Hi vọng bài viết đã đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Bạn thích đi du lịch ở địa phương nào nhất? Hãy để lại ý kiến của mình trong phần Vote nhé. Xin chào và hẹn gặp lại!!!

Đăng bởi: Phú Huỳnh

Từ khoá: Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương

Bạn thấy bài viết Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Top 12 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Hải Dương
Xem thêm bài viết hay:  Cách làm đậu hũ non chiên giòn béo ngậy, giòn tan thỏa thích

Viết một bình luận