Smartwatch Garmin theo dõi chỉ số stress như thế nào?

Bạn đang xem: Smartwatch Garmin theo dõi chỉ số stress như thế nào? tại vietabinhdinh.edu.vn

Biết được mức độ căng thẳng mà bản thân đang gặp phải sẽ giúp chúng ta kịp thời điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hằng ngày, từ đó giúp cải thiện tinh thần, sức khỏe và chất lượng sống được tốt hơn.

Làm thế nào để chúng ta biết được bản thân đang gặp căng thẳng khi không có những biểu hiện cụ thể, hay nhận biết được mức độ căng thẳng của chúng ta là cao hay thấp? Với tính năng theo dõi chỉ số stress, smartwatch Garmin sẽ giúp chúng ta biết rõ hơn các vấn đề này, để từ đó chúng ta sẽ kịp thời có những điều chỉnh phù hợp.

Dữ liệu phân tích chỉ số căng thẳng (stress) của Garmin có chính xác không?

Điểm số (chỉ số) đo mức độ căng thẳng của Garmin được tổng hợp dựa trên dữ liệu nhịp tim mà smartwatch Garmin thu thập được. Bạn đeo đồng hồ càng nhiều, càng lâu, thì chỉ số đo mức độ căng thẳng của bạn sẽ càng chính xác.

Để có được kết quả tối ưu nhất, bạn nên đeo đồng hồ kể cả khi ngủ (qua đêm) để đồng hồ có thể đo được cả các chỉ số khi cơ thể trong trạng thái nghỉ ngơi, từ đó các kết quả đưa ra sẽ sát sao và chính xác hơn. 

Bạn cũng cần lưu ý rằng nên đeo đồng hồ sao cho vừa vặn với cổ tay, không quá chật cũng không quá rộng để đảm bảo rằng cảm biến theo dõi nhịp tim ghi lại được dữ liệu chính xác nhất có thể.

Tất nhiên, dữ liệu từ smartwatch Garmin không thể chính xác bằng thiết bị đo chuyên dụng, nhưng đủ tốt và tiện dụng, phù hợp cho các trường hợp sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.

Mức độ stress như thế nào là ổn?

image 36

Smartwatch Garmin đo chỉ số căng thẳng theo thang điểm từ 0 đến 100, với 0 là biểu thị trạng thái cơ thể thoải mái và nghỉ ngơi tốt, và 100 là biểu thị cơ thể đang ở mức độ stress cao. Tính năng này sẽ tính toán cũng như phân tích mức độ căng thẳng tổng thể trong ngày, và sẽ chia mức độ căng thẳng của bạn thành 4 cấp độ gồm: trạng thái nghỉ ngơi, mức độ căng thẳng thấp, mức độ căng thẳng trung bình và mức độ căng thẳng cao.

Hầu hết người dùng Garmin đều được khuyến khích chỉ nên duy trì mức độ căng thẳng ở mức thấp đến trung bình, nghĩa là trong ngưỡng điểm từ 25 đến 50. Điểm số này cho thấy bạn chỉ đang gặp phải một số thử thách (căng thẳng) nhất định và vẫn trong ngưỡng ổn định, sẵn sàng giải quyết vấn đề mà hiệu suất hoạt động vẫn tốt.

image 37

Tuy nhiên, bạn cũng chưa cần quá lo lắng nếu chỉ số căng thẳng cao hơn 50, lúc đó smartwatch sẽ hiểu bạn đang đối mặt với mức độ stress vừa phải, ví dụ như khi đang tham gia giao thông trên đường hay khi vừa gặp sếp đều có thể khiến điểm số stress tăng cao một chút. 

Thông thường, bạn chỉ cần tránh những tình huống khiến mức độ stress tăng cao hơn 75 nghĩa là vẫn ở mức độ chấp nhận được, và bạn vẫn sẽ ổn. Ngoài ra, khi chỉ số stress dưới 25, có nghĩa là cơ thể bạn đang ở tình trạng được nghỉ ngơi, và đây sẽ là khoảng thời gian tốt để bù đắp cho khoảng thời gian căng thẳng tăng cao.

Smartwatch Garmin đo mức độ stress như thế nào?

Các dòng smartwatch Garmin đều sử dụng chỉ số biến thiên nhịp tim (HRV) để đo mức độ căng thẳng của người dùng. Về cơ bản, HRV là chỉ số đo sự thay đổi nhịp tim theo thời gian. 

Khi bạn căng thẳng, thời gian giữa mỗi nhịp tim sẽ ngắn hơn, và ngược lại khi thư giãn, thời gian giữa các nhịp tim sẽ dài hơn. Phân tích chỉ số HRV sẽ giúp cung cấp dữ liệu sâu và chi tiết hơn về cách cơ thể bạn phản ứng như thế nào với các tác động từ bên ngoài.

Garmin sử dụng thuật toán từ phép đo do Firstbeat Analytics cung cấp để đo lường và phân tích sự thay đổi chỉ số HRV. Đồng hồ sẽ thực hiện phép đo HRV cơ bản khi bạn đang nghỉ ngơi. Sau đó, thuật toán sẽ so sánh giá trị nghỉ ngơi này với giá trị hoạt động hiện tại để xác định khi nào bạn đang căng thẳng và khi nào bạn đang thư giãn. 

Để đảm bảo những thay đổi của chỉ số HRV là do căng thẳng chứ không phải do các hoạt động tập luyện thể thao, smartwatch Garmin sẽ bỏ qua dữ liệu này khi bạn đang trong quá trình luyện tập.

Vẫn có một khuyết điểm đối với việc phân tích chỉ số này, chính là nó chỉ cho biết khi bạn đang gặp căng thẳng chứ không cho biết lý do gây ra căng thẳng đó. Vậy nên, bạn cần tự lưu ý khi đồng hồ thông báo bạn đang gặp căng thẳng (hay thư giãn) và đối chiếu nó với các sự việc diễn ra trong cuộc sống, từ đó có thể biết được tình huống nào khiến bạn gặp căng thẳng và ngược lại.

Sẽ có một vài yếu tố ảnh hưởng đến sự chính xác của tính năng theo dõi mức độ căng thẳng này. Ví dụ, thời gian hoạt động thể chất (luyện tập) cường độ cao có thể bị hiểu nhầm là nguyên nhân gây căng thẳng, hay các hoạt động tương tự khác. 

image 38

Đó là lý do tại sao chúng ta cần đeo smartwatch Garmin thường xuyên và liên tục để nó có thể nhận biết và phân biệt các chỉ số một cách rõ ràng hơn, giúp cải thiện mức độ chính xác của chỉ số đo mức độ căng thẳng này.

Một vài lưu ý sau đây bạn cần cân nhắc. Nếu mức độ căng thẳng được báo là luôn cao hơn mức cần thiết, bạn cần kiểm tra liệu bạn đã đeo đồng hồ vừa vặn hay chưa. Nếu nhịp tim hiển thị cao liên tục, bạn cần đi bác sĩ để được thăm khám. 

Tuy smartwatch Garmin không phải là một thiết bị y tế chuyên dụng, nhưng nó có thể giúp bạn xác định được những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn trước khi bạn kịp nhận ra hay trước khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn.

Theo Digitaltrends

Xem thêm:

Bạn thấy bài viết Smartwatch Garmin theo dõi chỉ số stress như thế nào? có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Smartwatch Garmin theo dõi chỉ số stress như thế nào? bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Smartwatch Garmin theo dõi chỉ số stress như thế nào? của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Smartwatch Garmin theo dõi chỉ số stress như thế nào?
Xem thêm bài viết hay:  Cách nấu cháo bồ câu cho bé 8 tháng với những lưu ý không thể bỏ qua

Viết một bình luận