Top 20 cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất

Bạn đang xem: Top 20 cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất tại vietabinhdinh.edu.vn
  • 1. Sử dụng ngôn từ tích cực để mở đầu
  • 2. Dành lời cảm ơn đầu tiên cho khán giả và ban tổ chức
  • 3. Dành lời khen cho khán giả
  • 4. Đưa ra lời tuyên bố gây sự chú ý
  • 5. Mở đầu với các vấn đề tin tức nóng hổi hiện nay
  • 6. Mở đầu bằng một câu hỏi
  • 7. Kể về cuộc trò chuyện gần đây của bạn với đối tác, đồng nghiệp
  • 8. Kể câu chuyện về niềm tin, hy vọng
  • 9. Tạo ra chủ đề thảo luận, kể ra một câu chuyện trong lĩnh vực đang nói tới
  • 10. Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người nghe
  • 11. Nhắc đến câu nói của một người nổi tiếng
  • 12. Trích dẫn nghiên cứu, số liệu gần đây
  • 13. Không đọc nội dung từ các slide thuyết trình của bạn
  • 14. Kể câu chuyện cười, tạo bầu không khí hài hước, vui vẻ
  • 15. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể để diễn tả
  • 16. Kể về thất bại mà bạn/người khác từng trải qua
  • 17. Trình chiếu hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn
  • 18. Thuyết trình cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc cùng người có sức ảnh hưởng
  • 19. Thêm âm thanh vào trong slide thuyết trình mở đầu
  • 20. Tóm tắt những nội dung chính của bài thuyết trình

Để mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng, chúng ta cần chuẩn bị trước những mẫu câu mở đầu và tập nói trước gương. Nếu bạn chưa nghĩ ra cách mở đầu thuyết trình ấn tượng thì bạn hãy theo dõi những cách gợi ý trong bài viết này.

1. Sử dụng ngôn từ tích cực để mở đầu

Bằng cách trình bày với khán giả rằng điều họ sắp nghe mang tính cực thì họ sẽ chú ý lắng nghe và tập trung vào bài thuyết trình của bạn.

Ví dụ: “Buổi sáng hôm nay thật tuyệt vời! Tôi sẽ chia sẻ với các bạn một số ý tưởng quan trọng nhất mà tôi mới nghiên cứu và thử nghiệm gần đây.”

2. Dành lời cảm ơn đầu tiên cho khán giả và ban tổ chức

Dành lời cảm ơn đầu tiên cho khán giả và ban tổ chức

Lời cảm ơn gửi tới khán giả, ban tổ chức có nghĩa là bạn tôn trọng họ và hành động này sẽ giúp mọi người cảm thấy mình quan trọng và chú ý đến lời nói của bạn. Nếu bạn đang đứng trước một buổi tuyên dương, trao thưởng thì việc nhắc đến tên người đã giúp đỡ bạn sẽ mang lại hiệu ứng tích cực.

Ví dụ: “Kính thưa quý Khán giả/Ban tổ chức! Điều đầu tiên tôi muốn dành tặng đó là lời cảm ơn tới các quý khán giả/ban tổ chức đã tới dự và tạo nên một sự kiện hấp dẫn, thú vị”

3. Dành lời khen cho khán giả

Dành lời khen cho khán giả

Lời khen ngợi chân thành gửi tới khán giả cũng là một cách mở đầu bài thuyết trình ấn tượng. Bằng cách nở nụ cười tươi và thể hiện sự vui mừng của bạn khi gặp họ sẽ mang tới một luồng năng lượng tích cực cho bạn và cho khán giả.

Ví dụ: “Tôi rất vui khi có mặt tại đây cùng các bạn. Các bạn đều là những chuyên gia hàng đầu trong ngành. Chỉ những người giỏi nhất mới dành thời gian của mình để tham gia những sự kiện như thế này.”

4. Đưa ra lời tuyên bố gây sự chú ý

Đưa ra lời tuyên bố gây sự chú ý

Không có cách nhấn mạnh nào hiệu quả hơn một lời tuyên bố hoặc một lời nói gây sốc nhằm mang tới sự chú ý tới khán giả. Tuy nhiên, lời tuyên bố gây sốc phải dựa trên sự kiện có thật để củng cố niềm tin với khán giả.

Ví dụ: “Để đón đầu cho sự thay đổi của công ty thì tôi tuyên bố dành 2% cổ phần của mình nhằm xây dựng phòng R&D đạt tiêu chuẩn quốc tế”.

5. Mở đầu với các vấn đề tin tức nóng hổi hiện nay

Mở đầu với các vấn đề tin tức nóng hổi hiện nay

Những tin tức nóng hổi, những vấn đề nhức nhối trong công ty là vấn đề mà mọi người quan tâm. Thay vì vòng vo với những câu dẫn dài dòng thì việc nêu một vài ý chính về các vấn đề thời sự, tin tức sẽ mang đến cho bạn buổi thuyết trình mang tính nhanh gọn hơn.

Ví dụ: “Ngày hôm nay, chúng ta sẽ mở đầu về một vấn đề nóng hiện nay đang xảy ra ở công ty. Đó chính là vấn đề nhân sự và tiền lương.”

6. Mở đầu bằng một câu hỏi

Mở đầu bằng một câu hỏi

Đặt một câu hỏi để mở đầu sẽ giúp khán giả suy nghĩ và chú ý đến bài thuyết trình của bạn hơn. Trong lúc đặt câu hỏi, bạn có thể tận dụng khoảng thời gian chờ đợi từ khán giả để suy nghĩ và lên kế hoạch cho phần trình bày tiếp theo.

Ví dụ: “Với nhiều chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh nên thời điểm này rất phù hợp để mở doanh nghiệp hoặc kinh doanh. Nhân tiện, ở đây có bao nhiêu người đang làm thuê hoặc đang cảm thấy bế tắc với công việc hiện tại?”

7. Kể về cuộc trò chuyện gần đây của bạn với đối tác, đồng nghiệp

Kể về cuộc trò chuyện gần đây của bạn với đối tác, đồng nghiệp

Nếu câu chuyện mà bạn và đồng nghiệp/đối tác vừa thảo luận cách đây không lâu và câu chuyện này lại liên quan đến những vấn đề bạn đang thuyết trình thì việc chia sẻ câu chuyện này sẽ giúp bạn có thêm những ý tưởng để gợi mở cho khán giả. Kể về cuộc trò chuyện gần đây của bạn với một người hiện đang có mặt sẽ mang lại sự kết nối tốt hơn.

Ví dụ: “Vài tiếng trước, tôi có trao đổi với … trong thang máy. Anh/chị ấy nói với tôi rằng đây là một trong những thay đổi quan trọng trong bộ máy nhân sự của công ty và tôi cũng thấy vậy.”

8. Kể câu chuyện về niềm tin, hy vọng

Kể câu chuyện về niềm tin, hy vọng

Cách thuyết trình hay mà bạn có thể bắt đầu đó là kể câu chuyện về niềm tin, hy vọng cho khán giả và lan tỏa niềm tin, hy vọng đó cho họ. Mục đích cuối cùng của việc thuyết trình là truyền cảm hứng cho người khác làm những điều mà họ sẽ không làm – nếu không được thúc đẩy.

Ví dụ: “Nhằm giảm thải khí các bon ra môi trường, tiết kiệm chi phí xăng dầu thì việc thay đổi đầu tiên mà công ty chúng ta hướng đến đó là lộ trình thay thế xe buýt đưa đón công nhân chuyển sang xe điện. Điều này vừa giúp bảo vệ môi trường và giúp cho hình ảnh của công ty trở nên hiện đại hơn”.

9. Tạo ra chủ đề thảo luận, kể ra một câu chuyện trong lĩnh vực đang nói tới

Tạo ra chủ đề thảo luận, kể ra một câu chuyện trong lĩnh vực đang nói tới

Bạn có thể tạo ra sự hứng khởi cho khán giả bằng cách kể ra một câu chuyện trong lĩnh vực bạn đang thuyết trình và sau đó đưa ra đề tài thảo luận để lấy ý kiến khán giả.

Ví dụ: “Một trong những câu chuyện gần đây mà tôi đọc được đó chính là sự chuyển đổi hình thức làm việc tập trung sang làm việc trực tuyến. Nhân tiện, chúng ta hãy cùng thảo luận về việc làm việc trực tuyến và làm việc trực tiếp. Các bạn hãy cho ý kiến về việc này”.

10. Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người nghe

Tạo sự bí ẩn, tò mò cho người nghe

Lời mở đầu mang tính bí ẩn, tò mò sẽ mang lại hiệu ứng tích cực cho khán giả và cách này thường được những diễn giả dày dạn kinh nghiệm áp dụng trước khi trình bày vấn đề chính.

Ví dụ: “Tôi sắp chia sẻ với các bạn những bí mật…. mà 99% các bạn ở đây chưa từng nghe”.

11. Nhắc đến câu nói của một người nổi tiếng

Nhắc đến câu nói của một người nổi tiếng

Bằng cách trích dẫn câu nói của một người nổi tiếng, bạn có thể tạo ấn tượng cho khán giả và giúp họ hình dung về những gì bạn sắp nói tiếp theo. Một trong những chủ đề được các diễn giả chuyên nghiệp đề cập nhiều nhất là tầm quan trọng của việc phát triển bản thân.

Ví dụ: “Trong thời đại bùng nổ công nghệ, đổi mới và sáng tạo chính là con đường đi đến thành công. Giống như ông chủ Meta – Mark Zuckerberg đã từng nói: Trong một thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, lộ trình duy nhất đưa bạn đến thất bại là không dám mạo hiểm.”

12. Trích dẫn nghiên cứu, số liệu gần đây

Trích dẫn nghiên cứu, số liệu gần đây

Trích dẫn những nghiên cứu, số liệu gần đây là cách hữu ích để mở đầu bài thuyết trình. Những số liệu, nghiên cứu thường dựa trên những con số, lập luận chính xác, đã được kiểm chứng nên bạn có thể sử dụng làm lời mở đầu để tạo nên đề tài thảo luận.

Ví dụ: “Theo số liệu gần đây của tập đoàn, 40% chi phí đào tạo và phát triển nhân lực trong nước dự kiến tăng trong quý tiếp theo, trong đó 60% chi phí đào tạo và phát triển nhân lực ở nước ngoài sẽ giảm bớt chi tiêu cho khoản này.”

13. Không đọc nội dung từ các slide thuyết trình của bạn

Không đọc nội dung từ các slide thuyết trình của bạn

Việc đọc nội dung từ slide thuyết trình trên màn hình sẽ khiến buổi diễn thuyết của bạn kém hấp dẫn và hình ảnh của bạn trở nên nghiệp dư. Thay vì bắt đầu bằng cách đọc những lời mở đầu, giới thiệu bạn ghi trong slide đầu tiên thì bạn hãy chuẩn bị bài thuyết trình trên giấy hoặc tự nghĩ ra một câu chuyện để kể sẽ giúp ghi điểm trong lòng khán giả.

14. Kể câu chuyện cười, tạo bầu không khí hài hước, vui vẻ

Kể câu chuyện cười, tạo bầu không khí hài hước, vui vẻ

Bắt đầu buổi thuyết trình bằng câu chuyện cười sẽ giúp tạo nên bầu không khí sôi nổi, vui vẻ cho khán giả và giảm bớt sự căng thẳng trong buổi thuyết trình. Tuy nhiên, câu chuyện cười của bạn kể phải liên quan đến nội dung buổi thuyết trình nếu không bạn sẽ không thể kết nối câu chuyện với nhau một cách mạch lạc được.

Ví dụ: “Nếu dùng một chiếc chai thủy tinh để đựng đầy sữa bò, mọi người sẽ nói: “Đây là sữa bò”. Còn nếu đổ đầy dầu hạt cải vào chai thì mọi người lại nói rằng: “Đây là dầu cải”. Chỉ khi bạn không đựng bất kỳ thứ gì bên trong chiếc chai thì mọi người mới công nhận “Đây là cái chai”. Cũng giống như chiếc chai này, nếu trong tâm bạn tràn đầy thành kiến, tài phú, danh vọng thì bạn không còn là chính mình. Trong kinh doanh cũng vậy, nếu chúng ta đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà không chú trọng đến chất lượng sản phẩm thì chúng ta không thể phục vụ khách hàng một cách tốt nhất và trong dài hạn thì chúng ta sẽ dễ dàng bị các đối thủ cạnh tranh đánh bật khỏi thị trường”.

15. Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể để diễn tả

Sử dụng ngôn ngữ cử chỉ, ngôn ngữ cơ thể để diễn tả

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ cử chỉ tự nhiên giúp bạn điều khiển buổi thuyết trình trở nên trơn tru và thuyết phục hơn. Chắc chắn rằng khán giả sẽ không thích một người diễn thuyết chỉ đứng nghiêm và “thao thao bất tuyệt” những gì đang trình chiếu trên màn hình. Sử dụng cánh tay để tạo ngôn ngữ cử chỉ và thậm chí là dùng cơ thể để diễn tả một hành động nào đó sẽ giúp khán giả chú đến bạn và những cử chỉ của bạn đưa ra, giúp bạn “đánh lạc hướng” và có thêm thời gian để chuẩn bị cho phần diễn thuyết tiếp theo.

16. Kể về thất bại mà bạn/người khác từng trải qua

Kể về thất bại mà bạn hay người khác từng trải qua

Thất bại là điều mà chúng ta ngại nói đến vì muốn giữ thể diện cho bản thân. Nhưng việc nhận ra thất bại và tự đứng lên sau thất bại đó sẽ khiến mọi người phải trầm trồ và suy nghĩ khác về bạn. Việc chịu trách nhiệm cho những thất bại cho thấy bạn là người có trách nhiệm và việc khắc phục hậu quả tốt chứng tỏ bạn là người linh hoạt, có tính sáng tạo tốt.

Ví dụ: “Một trong những sai lầm/thất bại mà doanh nghiệp của tôi đã mắc phải gần đây đã khiến doanh nghiệp mất đi một lượng khách hàng trung thành. Bằng cách đổi mới dịch vụ chăm sóc khách hàng và tiện ích đi kèm, công ty đã nhận được những phản hồi tích cực và những khách hàng mới sẽ cam kết ký hợp đồng dài hạn với công ty.”

17. Trình chiếu hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn

Trình chiếu hình ảnh minh họa sinh động, hấp dẫn

Slide mở đầu khá quan trọng khi thuyết trình và đôi khi bạn có thể gây chú ý bằng cách đặt những hình ảnh minh họa về chủ đề bạn sắp nói đến để làm lời mở đầu. Hình ảnh minh họa sẽ cụ thể hóa ý tưởng bạn sắp trình bày và khiến khán giả phải chú ý nhìn lên màn hình lớn. Ngoài ra, bạn có thể đặt câu hỏi hoặc tạo thành buổi thảo luận lấy ý kiến để khán giả có thể tương tác với bài thuyết trình của bạn.

18. Thuyết trình cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc cùng người có sức ảnh hưởng

Thuyết trình cùng bạn bè, đồng nghiệp hoặc cùng người có sức ảnh hưởng

Việc thuyết trình cùng bạn bè, đồng nghiệp sẽ giúp bạn giảm bớt căng thẳng và áp lực lên bản thân. Đồng thời, bạn có thể tương tác với bạn bè hoặc đồng nghiệp để cả hai cùng “tung hứng” để tạo nên buổi thuyết trình đầy ý nghĩa và hấp dẫn. Nếu bạn dẫn thêm một người có tầm ảnh hưởng trong công ty hoặc một người có tiếng nói trong lĩnh vực bạn đang thuyết trình sẽ giúp khán giả ấn tượng và tập trung đến buổi diễn thuyết của bạn hơn.

19. Thêm âm thanh vào trong slide thuyết trình mở đầu

Thêm âm thanh vào trong slide thuyết trình mở đầu

Cách này sẽ giúp cho bản trình bày của bạn thêm phần hấp dẫn và thú vị hơn. Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Ronald A. Berk của trường Đại học John Hopkins, “Âm nhạc được nhúng trong bài thuyết trình PowerPoint có thể duy trì sự chú ý, trong khi đưa nội dung vào trí nhớ dài hạn.”

20. Tóm tắt những nội dung chính của bài thuyết trình

Tóm tắt những nội dung chính của bài thuyết trình

Bằng việc tóm tắt những nội dung chính của bài thuyết trình sẽ giúp khán giả hình dung được họ sắp được nghe những gì mà bạn dự định trình bày hôm nay. Ngoài ra, việc tóm tắt nội dung chính khi mở đầu được ví như bạn đang làm mục lục cho một cuốn sách vậy. Với những ý chính được nêu, bạn có thể giảm bớt những thủ tục chào hỏi dài dòng để tiết kiệm thời gian cho phần thuyết trình sắp tới.

Với những cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng, bạn có thể tham khảo và làm theo những gợi ý được trình bày trong bài viết để có một buổi thuyết trình thành công và hoàn mỹ. Chúc các bạn ngày mới tốt lành!

Bạn thấy bài viết Top 20 cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Top 20 cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Top 20 cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Top 20 cách mở đầu bài thuyết trình hay và ấn tượng nhất
Xem thêm bài viết hay:  Đánh giá tai nghe bluetooth JBL T115BT: Âm thanh sống động, sạc nhanh tiện dụng

Viết một bình luận