Bạn có biết cây cầu nào đẹp ở Sài Gòn không? Thành phố Hồ Chí Minh bên cạnh những tòa nhà cao chọc trời như Landmark 81, Bitexco, Saigon Centre 2… những công trình kiến trúc cổ như Nhà thờ Đức Bà, chợ Bến Thành, Nhà hát lớn… thì còn có những cây cầu đẹp mang tính biểu tượng cho sự hiện đại, uy nghi của Sài Gòn, gắn liền với lịch sử, văn hóa, cuộc sống của người dân nơi đây. Nếu là lần đầu đến với thành phố mang tên Bác, thì nên ghé qua những cây cầu này để ngắm nhìn Thành phố về đêm lung linh sắc màu, cảm nhận những làn gió mát rượi thổi vào và là chỗ “check in” những bức ảnh đẹp miễn chê. Hãy cùng mình khám phá qua bài viết này nhé!
- Cầu Phú Mỹ
- Cầu Ánh Sao
- Cầu Mống
- Cầu Thủ Thiêm
- Cầu Sài Gòn
- Cầu Khánh Hội
- Cầu chữ Y
- Cầu Ông Lớn
- Cầu Nhị Thiên Đường
- Cầu Công Lý
- Thu Thiem 2 Bridge (Cầu Thủ Thiêm 2)
Cầu Phú Mỹ
Cầu Phú Mỹ nối liền quận 2 và quận 7, là cây cầu dây văng đầu tiên ở TP.HCM với chiều dài 2.031m và cao 162,5m so với mực nước biển. Với vẻ uy nghi, cao lớn của mình, cây cầu được xem là biểu tượng của thành phố năng động, và thu hút ống kính của nhiều nhiếp ảnh gia. Đến đây bạn sẽ có cảm giác như đang ở một khúc sông quê với mênh mông sông nước cùng những ốc đảo trải dài. Thấp thoáng dưới hàng dừa xanh mướt là mái lá nghiêng che, đâu đó ngược xuôi chiếc ghe thuyền trái chín. Buổi tối dọc hành lang cầu ríu rít tiếng cười nói của các đôi bạn trẻ với những chiếc khóa tình yêu treo khắp các lan can.
Cầu Ánh Sao
Nhắc đến Sài Gòn hiện đại, nhộn nhịp và lung linh, chắc chắn không thể thiếu cầu Ánh Sao, tọa lạc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, Quận 7. Đây là cây cầu bộ hành đầu tiên của Việt Nam, và cũng là một trong những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn với hệ thống chiếu sáng lung linh, huyền ảo ở sàn, bậc, gầm cầu cùng hệ thống phun nước hai bên hông rất bắt mắt. Hai đầu cầu là 2 quảng trường rộng: Phía bờ Tây (Khu Kênh Đào) là quảng trường mô phỏng hình nửa mặt trăng và phía bờ Đông (Khu Hồ Bán Nguyệt) mô phỏng hình mặt trời. Hệ thống chiếu sáng cầu được sử dụng bằng pin thu năng lượng mặt trời được lắp ở dọc cây cầu, tạo cho người đi trên cầu có cảm giác đang bước đi trên dải ngân hà.
Cầu Mống
Cầu Mống là một trong những cây cầu bộ hành nổi tiếng Sài Gòn bắc qua kênh Tàu Hủ – Bến Nghé, nối liền quận 1 và quận 4, thu hút nhiều bạn trẻ Sài Gòn đến đây. Cầu Mống có kết cấu độc đáo, tựa như một cầu vồng màu xanh ngọc bích vắt qua dòng kênh yên bình ngay trung tâm thành phố. Vào mỗi sáng sớm và buổi chiều, cầu Mống thu hút hơn trăm người đến đây để tập thể dục, vui chơi, chụp ảnh. Đây là điểm đến được nhiều bạn trẻ và những đôi lứa yêu nhau lựa chọn để cùng hàn thuyên, trò chuyện dưới làn gió mát lạnh từ sông Sài Gòn thổi vào, hay đơn giản là tay trong tay ngắm hoàng hôn buông xuống, tận hưởng nhịp sống yên ả giữa Sài Gòn náo nhiệt.
Cầu Thủ Thiêm
Cầu Thủ Thiêm là một cây cầu nối hai bờ Sông Sài Gòn thuộc Quận 2 và Quận Bình Thạnh của Thành phố Hồ Chí Minh. Cầu có 6 làn xe, nối Khu đô thị mới Thủ Thiêm và trung tâm hiện hữu của thành phố. Với cảnh quan tuyệt đẹp, cầu Thủ Thiêm nhanh chóng trở thành một trong cầu ở sài gòn ưa thích của các bạn trẻ vào mỗi hoàng hôn và buổi tối. Đứng trên cầu, bạn có thể vừa ngắm nhìn cảnh thành phố về đêm lung linh ánh đèn vừa đón những làn gió từ sông Sài Gòn thổi về mát rượi.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gòn hay còn gọi là cầu Tân Cảng là một trong những cây cầu bắc qua sông Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2). Cầu được công ty Johnson Drake and Piper thi công từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6 năm 1961 thì hoàn thành. Gần chân cầu phía quận Bình Thạnh có hai khu du lịch Văn Thánh và Tân Cảng. Bạn có thể dừng chân tại đây để nghỉ ngơi, thư giãn trong không gian mát rượi của cây xanh.
Cầu Khánh Hội
Cầu Khánh Hội bắc qua kênh Bến Nghé, ngay cửa ngõ sông Sài Gòn và kế bên bến Nhà Rồng, là một trong 11 cầu trọng yếu trên đại lộ Đông Tây – tuyến đường đẹp và hiện đại nhất của thành phố hiện nay. Đây là cây cầu quay độc nhất vô nhị ở Sài Gòn được người Pháp xây dựng năm 1904. Với cầu Khánh Hội, sau lần đập bỏ cầu quay, đến năm 2006 để phục vụ tuyến đường dẫn vào hầm Thủ Thiêm, nó tiếp tục bị tháo dỡ để xây mới cao hơn. Cầu dài gần 167 m, rộng 22 m, 4 làn xe. Cầu mới có dáng cong mềm mại và cách điệu, góp phần tạo nên điểm nhấn mỹ thuật khá đẹp mắt, bên cạnh Bến Nhà Rồng và cột cờ Thủ Ngữ – ngọn đèn giao thông điều tiết thuyền bè trên rạch Bến Nghé và sông Sài Gòn xưa. Đứng nơi đây bạn có thể ngắm được toàn cảnh sông Sài Gòn.
Cầu chữ Y
Cầu Chữ Y nằm về phía đông của Quận 8, Thành phố Hồ Chí Minh, nối liền Quận 5 với Quận 8. Cầu có hình chữ Y, từ đường Nguyễn Biểu cách chợ Bến Thành 2 km, bắc qua 2 con kênh là kênh Bến Nghé và kênh Tẻ, đến vùng chợ Rạch Ông và vùng cù lao Chánh Hưng của Quận 8. Cầu có 3 nhánh tạo thành chữ Y, nên được người dân đặt luôn tên này, lâu ngày trở thành tên chính thức. Đứng trên cầu, ta có thể nhìn thấy được toàn bộ quang cảnh cảng Sài Gòn và một phần thành phố với bán kính khoảng 2 km. Cầu chữ Y đã đi vào lịch sử cách mạng của nhân dân quận 8, mang những nét tiêu biểu của cả 2 thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đây cũng là một danh lam thắng cảnh độc đáo, nên thơ ở phía Tây – Nam TPHCM.
Cầu Ông Lớn
Cầu Ông Lớn nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh thuộc quận 7, bắc qua rạch Ông Lớn. Cây cầu có kết cấu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên được sử dụng ở Việt Nam. Từ xa, bạn có thể dễ dàng nhận ra cầu Ông Lớn với chiếc áo khoác màu đỏ đặc trưng. Nằm trên tuyến đường đô thị lớn nhất và hiện đại nhất TP.HCM, đại lộ Nguyễn Văn Linh, điểm du lịch Hồ Chí Minh này mang nét nhộn nhịp, tấp nập của một thành phố sôi động nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp dịu dàng, mềm mại nhờ cảnh quan sông nước và cây cối xung quanh. Với vẻ đẹp độc đáo, nổi bật của mình, cây cầu này không những là điểm đến của nhiều bạn trẻ mà còn là địa điểm chụp ảnh, chụp hình cưới lý tưởng của nhiều cặp uyên ương.
Cầu Nhị Thiên Đường
Nghe đến tên cầu hẳn là bạn đã liên tưởng đến thiên đường đẹp đẽ. Đúng vậy, cây cầu này được thiết kế vô cùng đẹp. Tuy xây dựng đã lâu nhưng vẻ đẹp của cây cầu trường tồn theo thời gian. Đặc biệt cây cầu ở Sài Gòn này được thiết kế hoàn toàn bằng bê tông cốt thép.
Cầu Công Lý
Cầu Công Lý nằm trên tuyến đường chính đi từ sân bay Tân Sơn Nhất vào trung tâm thành phố. Thời Pháp gọi là cầu Mac Mahon (Mặt má hồng). Cầu này đặc biệt nổi tiếng sau sự kiện Nguyễn Văn Trỗi đặt bom mưu sát Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert McNamara năm 1964. Ngày nay, cầu được đổi tên là Nguyễn Văn Trỗi và được xây dựng lại khang trang hơn. Những chiếc cầu mọc lên sừng sững giữa lòng thành phố như một biểu tượng của Sài Gòn năng động, trẻ trung, hiện đại nhưng cũng không kém phần lãng mạn, thơ mộng đã tạo nên bức tranh đầy màu sắc cho Thành phố này.
Thu Thiem 2 Bridge (Cầu Thủ Thiêm 2)
Ngắm Sài Gòn cực đẹp từ Cầu Thủ Thiêm 2
Cầu Thủ Thiêm 2 có điểm đầu được xây dựng tại giao lộ Tôn Đức Thắng – Lê Duẩn, dọc theo đường Tôn Đức Thắng quận 1, qua sông Sài Gòn và kết nối với Đại lộ Vòng cung trong khu đô thị mới Thủ Thiêm. Khi hoàn thành, cầu Thủ Thiêm 2 – đại lộ Vòng Cung – đường Lương Định Của sẽ tạo nên luồng giao thông mới, kết nối trực tiếp trung tâm Quận 1 ra đến cao tốc Long Thành Dầu Giây. Cụ thể: Lê Duẩn Quận 1 -> Cầu Thủ Thiêm 2 -> Đại Lộ Vòng Cung -> Lương Định Của -> nút giao An Phú (và ngược lại). Cầu Thủ Thiêm 2 bắt ngang sông Sài Gòn có tổng chiều dài 1.4 km với 6 làm xe: 4 làn xe ô tô, 2 làn xe hỗn hợp, với 3 nhánh cầu: Nhánh chính dài 437m có 4 làn xe đi thẳng vượt qua nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn, kết nối 2 tuyến đường Lê Duẩn – Tôn Đức Thắng. Nhánh N2 dài 192,7m, kết nối từ Quận 2 qua Quận 1, đáp xuống đường Tôn Đức Thắng trước nút giao Nguyễn Hữu Cảnh – Lê Thánh Tôn. Nhánh N1 dài 195,5m bắt đầu từ Công trường Mê Linh chạy dọc đường Tôn Đức Thắng cập theo sông Sài Gòn kết nối vào Cầu chính, đi qua Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2, có tổng chiều dài 1,4 km với 6 làn xe. Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 2, có tổng chiều dài 1,4 km với 6 làn xe. Với lối thiết kế mang phong cách kiến trúc của Cầu Rồng cùng kiểu cầu dây văng với trụ tháp chính cao 113m, nghiêng về phía Thủ Thiêm, Cầu Thủ Thiêm 2 sẽ được xem là điểm nhấn kiến trúc nổi bật trên sông Sài Gòn lẫn ngày và đêm. Kinh phí xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 Cầu Thủ Thiêm 2 được khởi công với vốn đầu tư gần 4260 tỷ đồng, trong đó: Chi phí xây dựng và tư vấn là 2.283,0 tỷ đồng; Chi phí di dời hạ tầng kỹ thuật và đền bù giải phóng mặt bằng là 308,5 tỷ đồng; Chi phí dự phòng khối lượng và thay đổi mức lương là 491 tỷ đồng Chi phí dự phòng trượt giá và chi phí lãi vay là 1.177,5 tỷ đồng. Để thanh toán chi phí đầu tư xây dựng dự án cầu Thủ Thiêm 2, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận cho UBND TP. HCM giao cho công ty Đại Quang Minh 13,6 ha đất trong khu đô thị mới Thủ Thiêm để thực hiện Dự án khác theo cơ chế thực hiện đồng thời với Dự án BT. Với cơ chế thực hiện đồng thời trên, tổng vốn đầu tư của dự án đã giảm chỉ còn 3.082,5 tỷ đồng, giảm được phần chi phí dự phòng trượt giá và chi phí lãi vay là 1.177,5 tỷ đồng.
Đăng bởi: Đạo Nguyễn
Từ khoá: Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
Bạn thấy bài viết Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn
Nhớ để nguồn bài viết này: Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn của website vietabinhdinh.edu.vn
Tóp 10 Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn
Video Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
Hình Ảnh Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn
Tin tức Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn
Review Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn
Tham khảo Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn
Mới nhất Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn
Hướng dẫn Top 10 những cây cầu đẹp nhất Sài Gòn
#Top #những #cây #cầu #đẹp #nhất #Sài #Gòn