Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam

Bạn đang xem: Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam tại vietabinhdinh.edu.vn

Diễn xướng dân gian là một loại hình nghệ thuật gắn liền với cuộc sông sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ở mỗi vùng miền lại có những làn điệu diễn xướng dân gian đặc trưng riêng biệt mang đặc trưng văn hóa của vùng miền đó. Mỗi làn điệu lại có những đặc điểm riêng, những kỹ thuật riêng nhưng tựu chung lại thì đó đều là những nét tinh túy của văn hóa dân gian Việt Nam. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 10 loại hình diễn xướng dân gian nổi bật nhất của Việt Nam nhé.

  • Chầu văn (Hát văn)
  • Chèo
  • Cải Lương
  • Quan họ
  • Xẩm
  • Ca trù
  • Tuồng (Hát bội)
  • Múa rối nước
  • Hát bài chòi
  • Hát xoan

Chầu văn (Hát văn)

Chầu văn Cô Bé qua tiếng hát NSƯT Xuân Hinh

Hát văn, còn gọi là chầu văn hay hát hầu đồng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng Tứ phủ (Đạo Mẫu) và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Bằng cách sử dụng âm nhạc mang tính tâm linh với các lời văn trau chuốt nghiêm trang, chầu văn được coi là hình thức ca hát mang ý nghĩa chầu thánh. Hát văn có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và hát cung đình ở Huế.

Thứ tự trình diễn:

  • Nghi lễ hát chầu văn lên đồng có thể chia thành bốn phần chính:
  1. Mời thánh nhập
  2. Kể sự tích và công đức
  3. Xin thánh phù hộ
  4. Đưa tiễn

Bài hát thường chấm dứt với câu: “Xe loan thánh giá hồi cung!”

Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng, gọi là đệ tử thánh, ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi thánh nhập thì trang phục ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.

Chèo

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Trích đoạn chèo Thị Màu Lên Chùa

Chèo là loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam. Chèo phát triển mạnh ở phía bắc Việt Nam với trọng tâm là vùng châu thổ sông Hồng cùng hai khu vực lan tỏa là trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Loại hình sân khấu này phát triển cao, giàu tính dân tộc. Chèo mang tính quần chúng và được coi là loại hình sân khấu của hội hè với đặc điểm sử dụng ngôn ngữ đa thanh, đa nghĩa kết hợp với cách nói ví von giàu tính tự sự, trữ tình.

Nghệ thuật sân khấu chèo đã trải qua quá trình lịch sử lâu dài từ thế kỉ 10 tới nay, đã đi sâu vào đời sống xã hội Việt Nam. Chèo phản ánh đầy đủ mọi góc độ của bản sắc dân tộc Việt Nam: lạc quan, nhân ái, yêu cuộc sống yên lành, bình dị, nhưng tràn đầy tự hào dân tộc, kiên cường đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Cũng chính vì nội dung tư tưởng lành mạnh đó mà trong chèo có đầy đủ các thể loại văn học: trữ tình, lãng mạn, anh hùng ca, sử thi, thơ ca giáo huấn,… hơn hẳn các loại hình nghệ thuật khác như tuồng, cải lương, quan họ…

Cải Lương

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Vở Cải lương Lan và Điệp

Cải lương là một loại hình kịch hát có nguồn gốc từ miền Nam Việt Nam, hình thành trên cơ sở dòng nhạc Đờn ca tài tử và dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc xưa cổ

Khởi sự, các vở cải lương viết về các tích xưa, như Trảm Trịnh Ân, Vợ Ngũ Vân Thiệu bị tên, Cao Lũng vít thiết xa, Ngưu Cao tảo mộ, Thoại Khanh – Châu Tuấn… hay còn giữ mang hơi hướng theo kiểu hát bội, do các soạn giả lớp cải lương đầu tiên vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Sau này, các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội), như Tội của ai, Khúc oan vô lượng, Tứ đổ tường,… thì hoàn toàn theo cách bố cục của kịch nói, nghĩa là vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương, kể cả các vở viết về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói.

1 đoàn cải lương không chỉ có các diễn viên diễn xuất trên sân khấu, mà luôn luôn phải có dàn nhạc đi kèm. Vì thế, khi trình bày về âm nhạc trong nghệ thuật cải lương, không thể không nói tới dàn nhạc cải lương. Dàn nhạc cải lương có một vai trò đặc biệt trong tuồng diễn, đến nỗi, không có dàn nhạc thì không thể thành một tuồng diễn. Dàn nhạc trong cải lương không chỉ có nhiệm vụ nâng đỡ, phụ họa cho giọng hát, mà còn tô điểm thêm cho từng giai điệu để làm nổi bật chiều sâu tâm lý của nhân vật, tạo thêm kịch tính cho kịch bản, góp phần cho sự thành công của tuồng diễn.

Quan họ

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Thưởng thức quan họ

Dân ca Quan họ (chữ Nôm: 民歌官賀) là một trong những làn điệu dân ca tiêu biểu của vùng châu thổ sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam. Nó được hình thành và phát triển ở vùng văn hóa Kinh Bắc xưa, đặc biệt là khu vực ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh ngày nay với dòng sông Cầu chảy qua được gọi là “dòng sông quan họ”. Kinh Bắc là một tỉnh cũ bao gồm cả hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang (và một số nơi của Lạng Sơn, Hưng Yên, Hà Nội ngày nay). Quan họ cũng được hình thành ở vùng văn hóa Kinh Bắc này. Do có sự chia tách về địa lý sau đó mà quan họ còn được gắn tên cục bộ địa phương như quan họ Kinh Bắc, Bắc Giang hay Bắc Ninh.

Quan họ là thể loại dân ca phong phú nhất về mặt giai điệu trong kho tàng dân ca Việt Nam. Mỗi một bài quan họ đều có giai điệu riêng. Cho đến nay, đã có ít nhất 300 bài quan họ đã được ký âm. Các bài quan họ được giới thiệu mới chỉ là một phần trong kho tàng dân ca quan họ đã được khám phá. Kho băng ghi âm hàng nghìn bài quan họ cổ do các nghệ nhân ở các làng quan họ hát hiện vẫn được lưu giữ tại Sở Văn hóa hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh.

Xẩm

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Thưởng thức các bài xẩm qua tiếng hát nghệ nhân Hà Thị Cầu

Xẩm là một loại hình dân ca của Việt Nam, phổ biến ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. “Xẩm” còn được dùng để gọi những người hát xẩm đi hát rong kiếm sống và hành nghề hát xẩm. Nghệ nhân Hà Thị Cầu (1928–2013) được coi là người hát xẩm cuối cùng của thế kỷ XX và tỉnh Ninh Bình đang có những nỗ lực đệ trình UNESCO công nhận hát xẩm là di sản văn hóa thế giới cần được bảo vệ khẩn cấp.

Hát Xẩm xưa thường là một hình thức mưu sinh của những người dân nghèo khổ, người khiếm thị, nay được sân khấu hóa và đưa vào phục vụ khách du lịch. Xẩm đa số được biểu diễn ở chợ, đường phố, nơi đông người qua lại. Hát xẩm có tính ngẫu hứng và người biểu diễn có thể bật ra câu hát ngay khi thể hiện.

Bộ nhạc cụ đơn giản nhất để hát xẩm chỉ gồm đàn nhị và Sênh tiền. Nhóm hát xẩm đông người có thể dùng thêm đàn bầu, trống mảnh và phách bàn. Có tài liệu cho rằng đàn bầu khởi thủy là nhạc cụ đặc trưng của hát xẩm, sau do đàn nhị dễ chơi hơn và có âm lượng tốt hơn (phù hợp với chỗ đông người) nên thường được sử dụng. Để thay cho đàn nhị truyền thống, có thể dùng đàn gáo. Đây là loại đàn được phát triển từ đàn nhị nhưng to và dài hơn, thích hợp khi đệm cho giọng trầm. Sênh dùng đệm nhịp cho hát xẩm có thể là sênh sứa (gồm hai thanh tre hoặc gỗ) hoặc sênh tiền (có gắn thêm những đồng tiền kim loại để tạo âm thanh xúc xắc). Ngoài ra, đàn đáy, trống cơm, sáo và thanh la cũng có thể hiện diện trong hát xẩm.

Ca trù

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Một phần trình diễn ca trù

Ca trù (chữ Nôm: 歌籌), còn gọi nôm na là hát cô đầu / hát nhà trò là loại hình diễn xướng bằng âm giai nhạc thính phòng rất thịnh hành tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ Việt Nam. Ca trù thịnh hành từ thế kỷ 15, từng là loại ca trong cung đình và được giới quý tộc và trí thức yêu thích. Ca trù là một sự phối hợp nhuần nhuyễn và đỉnh cao giữa thi ca và âm nhạc.

Một chầu hát cần có ba thành phần chính:

  1. Một nữ ca sĩ (gọi là “đào” hay “ca nương”) sử dụng bộ phách gõ lấy nhịp,
  2. Một nhạc công nam giới (gọi là “kép”) chơi đàn đáy phụ họa theo tiếng hát. Nhạc công đàn đáy có lúc hát thể cách hát sử và hát giai, vừa đàn vừa hát
  3. Người thưởng ngoạn (gọi là “quan viên”, thường là tác giả bài hát) đánh trống chầu chấm câu và biểu lộ chỗ đắc ý bằng tiếng trống.

Vì là nghệ thuật âm nhạc thính phòng, không gian trình diễn ca trù có phạm vi tương đối nhỏ. Đào hát ngồi trên chiếu ở giữa. Kép và quan viên ngồi chếch sang hai bên. Khi bài hát được sáng tác và trình diễn ngay tại chỗ thì gọi là “tức tịch,” nghĩa là “ngay ở chiếu.”

Ca trù vừa là loại thanh nhạc (vocal music), vừa là loại khí nhạc (instrumental music). Có một ngôn ngữ âm nhạc tế nhị, tinh vi.

  • Thanh nhạc: Ca nương phải có giọng thanh – cao – vang, khi hát phải biết ém hơinhả chữ và hát tròn vành rõ chữ, biết nảy hạt (đổ hột), đổ con kiến. Ca nương vừa hát, vừa gõ phách. Phải biết rành 5 khổ phách cơ bản, đánh lưu không, tiếng phách phải chắc và giòn, lời ca và tiếng phách phải ăn khớp với nhau.
  • Khí nhạc: Kép đàn dùng đàn đáy phụ họa. Bản đàn không nhất thiết phải đi theo bài hát, vì phải theo khổ đàn, nhưng khổ đàn – khổ phách – tiếng ca hợp nhau, hài hòa nhuần nhuyễn. Có những cách đàn ca chân phương– theo lề lối hay hàng hoa– sáng tạo và bay bướm.
  • Quan viên là người cầm chầu, tiếng trống chầu vừa chấm câu khi tham gia vào cuộc diễn tấu, nhưng có tính chất phê phán, khen chê đúng chỗ, để khích lệ ca nương – kép đàn, giúp cho thính giả biết được đoạn nào hay – thật hay và như thế được giáo dục âm nhạc trong cách nghe.

Tuồng (Hát bội)

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Một trích đoạn Tuồng

Tuồng, luông tuồng, hát bộ, hát bội là những cách gọi một loại hình nhạc kịch thịnh hành tại Việt Nam bắt nguồn từ kinh kịch Trung Hoa. Loại hình này khác biệt với cải lương xã hội, cải lương Hồ Quảng (cải lương tuồng cổ), thoại kịch, opera là những hình thức diễn xướng sân khấu mới ra đời trễ và được chuộng hơn.

Lối diễn xuất của tuồng nặng tính ước lệ và trình thức, tức là loại sân khấu ước lệ, cách biểu diễn khuếch đại hơn sự thật ngoài đời để khán giả dễ cảm nhận. Các động tác càng nhỏ càng nhanh, khi lên sân khấu càng cần tăng cường điệu thì khán giả mới kịp nhận thấy. Kiểu cách đi đứng còn dùng để biểu lộ cái “tâm” của nhân vật thiện, ác. Nhất là vào thời trước khi kỹ thuật âm thanh và ánh sáng chưa đáp ứng được cho nghệ thuật trình diễn, hình ảnh diễn xuất chưa thể kéo lại nhìn gần, không thể “trung cảnh”, “cận cảnh”, làm tăng cường độ các động tác giúp khán giả xem được toàn cảnh, dù ngồi xa hay gần chiếu diễn (sân khấu) đều nhìn thấy.

Ngôn ngữ ca ngâm thì dùng giọng thật to, thật cao và rõ. Điệu hát quan trọng nhất trong hát bội là “nói lối”, tức là nói một lúc rồi hát, thường để mở đầu cho các khúc hát khác. “Nói lối” có hai giọng chính là “Xuân” và “Ai”. “Xuân” là giọng hát vui tươi, còn “Ai” là bi thương, ảo não. Nói lối giọng Ai còn được gọi là “lối rịn”. Ngoài ra còn có những “lối hằng”, “lối hường”, “lối giậm”.

Múa rối nước

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Trích đoạn một vở rối nước

Múa rối nước (hay còn gọi là trò rối nước) là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống độc đáo, ra đời từ nền văn hóa lúa nước. Từ một nghệ thuật mang yếu tố dân gian, múa rối nước đã trở thành một nghệ thuật truyền thống, một sáng tạo đặc biệt của người Việt

Nghệ thuật trò rối nước có những đặc điểm khác với múa rối thông thường: dùng mặt nước làm sân khấu (gọi là nhà rối hay thủy đình), phía sau có phông che (được gọi là tấm y môn) tạo sân khấu biểu dễn múa rối nước y như ban thờ lớn ở Đình, Chùa của người Việt, xung quanh trang trí cờ, quạt, voi, lọng, cổng hàng mã… trên “sân khấu” là những con rối (được làm bằng gỗ) biểu diễn nhờ sự điều khiển của những người phía sau phông thông qua hệ thống sào, dây… Biểu diễn rối nước không thể thiếu những tiếng trống, tiếng pháo phụ trợ

Trò rối nước là trò khéo lấy động tác làm ngôn ngữ diễn đạt, rối nước gắn bó với âm nhạc như nghệ thuật múa. Âm nhạc điều khiển tốc độ, giữ nhịp, dẫn dắt động tác, gây không khí với tiết tấu truyền thống giữ vai trò chủ đạo của trò rối nước, nhạc rối nước thường sử dụng các làn điệu chèo hoặc dân ca đồng bằng Bắc Bộ.

Hát bài chòi

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Hội bài chòi ở Nghệ An

Bài chòi là một loại hình nghệ thuật dân ca và trò chơi dân gian đặc trưng ở miền Trung Việt Nam, về sau đã được phát triển thành một loại hình sân khấu ca kịch.

Hát chòi thường được tổ chức thành một lễ hội.

Hội này thường được tổ chức ở làng quê vào dịp tết Nguyên đán. Người ta dựng 9 hoặc 11 chòi, chia thành 2 bên, mỗi bên 5 chòi, mỗi chòi cao độ 2-3m, rộng đủ vài ba người ngồi và một chòi trung tâm (chòi mẹ) ở giữa dành cho các vị chức sắc địa phương.

Bộ bài để đánh bài chòi là bộ bài tam cúc cải tiến, gồm 33 lá, với những tên chuyển thành nôm na như: nhứt nọc, nhì nghèo, ông ầm, thằng bí, lá liễu v.v.. vẽ trên giấy, dán vào thẻ tre. Mỗi thẻ tre dán ba con bài, không trùng lặp nhau.

Bộ bài gồm 3 pho, đó là:

  • Pho văn: ông Ầm, tráng hai, ba bụng, tứ tượng, ngũ ruột, sáu miếng, lá liễu, tám miếng, chín cu, chín gối.
  • Pho vạn: bạch huê, nhứt trò, nhì bí, tam quăng, tứ móc, ngũ trợt, lục chạng, thất vung, bát bồng, cửu điều.
  • Pho sách: ông Tử, nhất nọc, nhì nghèo, ba gà, tứ sách, ngũ dụm, sáu bưởng, bảy thưa, tám dây, cửu điều.

Mỗi pho có 10 lá, vì phải có 33 lá nên thêm vào 3 lá nữa là: ông ầm đen, tử cẳng đen và cửu điều đen (để phân biệt với 3 lá cùng tên này nhưng màu đỏ) cho đủ bài chơi.

Vào cuộc chơi, anh hiệu (tức người hô thai) xốc ống bài, rút ra một con và xướng tên con bài lên. Để gây thêm sự hồi hộp và bắt người chơi phải suy đoán, anh hiệu hô lên một câu thai hoặc một câu ca dao có tên con bài. Chòi nào trúng tên con bài thì gõ mõ để anh hiệu mang con bài đến. Trúng ba con bài là chòi đó “tới”, xổ một hồi mõ dài. Khi đó, anh hiệu cầm lá cờ nhỏ, bưng khay rượu tới trao phần thưởng cho người trúng. Lá cờ đuôi nheo bằng giấy cũng được cắm lên chòi để đánh dấu một lần thắng.

Để giúp vui cho cuộc chơi còn có một ban nhạc cổ gồm đờn cò, kèn, sanh, trống hòa tấu lên khi có chòi “tới”.

Hát xoan

hát, diễn xướng, dân gian, việt nam, trích đoạn, trình diễn, top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian việt nam

Trích đoạn Hát xoan Phú Thọ

Hát xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: có nhạc, hát, múa; thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương – Phú Thọ, một tỉnh thuộc vùng trung du Việt Nam. Ngày 24/11/2011, tại Hội nghị lần thứ sáu của Ủy ban liên chính phủ về Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể của UNESCO tổ chức tại Bali – Indonesia, Hồ sơ Hát Xoan – Phú Thọ của Việt Nam đã được ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.[1] Tối 3/2/2018, tại Miếu Lãi Lèn, xã Kim Đức, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ, Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Thọ phối hợp với Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ đón bằng của UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Thường vào mùa xuân, có các phường xoan lần lượt khai xuân ở đình, miếu làng. Vào ngày mùng 5 âm lịch thường hát ở hội đền Hùng. Thời điểm hát được quy định tại một điểm nhất định, mỗi “phường” chọn một vị trí cửa đình. Hát cửa đình giữ cửa đình mục đích nhân dân địa phương kết nghĩa với nhau. Theo lệ dân tại chỗ là vai anh, họ (làng khác) là vai em. Khi kết nghĩa rồi cấm trai gái hai bên dân và họ kết hôn với nhau do là anh em.

Trên đây là danh sách 10 loại hình diễn xướng dân gian nổi tiếng Việt Nam. Bạn thích nghe loại hình nào nhất? Hãy để lại ý kiến bằng cách vote nhé. Xin chào và hẹn gặp lại

Đăng bởi: Nguyễn Dương

Từ khoá: Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam

Bạn thấy bài viết Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Top 10 loại hình diễn xướng truyền thống dân gian Việt Nam
Xem thêm bài viết hay:  2 Cách tải Shopee trên điện thoại iPhone, Android đơn giản nhanh nhất

Viết một bình luận