Tip Lựa Chọn Ống Nhòm

Bạn đang xem: Tip Lựa Chọn Ống Nhòm tại vietabinhdinh.edu.vn
  • Lựa chọn ống nhòm theo kích thước
  • Lựa chọn theo độ phóng đại
  • Lựa chọn theo đường kính ống kính
  • Lựa chọn theo độ thoát sinh học
  • Lựa chọn theo khoảng cách đặt mắt
  • Lựa chọn theo trường nhìn
  • Lựa chọn theo hệ thống lấy nét
  • Lựa chọn theo lớp phủ thấu kính
  • Lựa chọn theo khả năng kháng nước và thời tiết
  • Lựa chọn theo khả năng chống sương mù

Bạn đang băn khoăn không biết lựa chọn ống nhòm như thế nào cho phù hợp với mục đích sử dụng: đi dã ngoại, đi thuyền hay ngắm sao? Hãy để chúng mình giúp bạn với những tip lựa chọn ống nhòm dưới đây.

Lựa chọn ống nhòm theo kích thước

Ống nhòm được chia thành 3 loại theo kích cỡ: nhỏ gọn, trung bình và lớn phù hợp với nhiều mục đích từ du lịch đến quân sự,…

– Ống nhòm nhỏ gọn (compact): Kích thước vật kính nhỏ hơn 30mm (8 x 25, 10 x28,…), vừa tay, thoải mái khi dùng trong thời gian dài, phù hợp các hoạt động ban ngày.

– Kích thước trung bình (midsize): Kích thước vật kính từ 30 – 40mm (10 x30, 8 x 32,…), hình ảnh sáng hơn, khả năng quan sát tốt, phù hợp ngắm cảnh thiên nhiên, mức độ dẫn truyền ánh sáng không tốt bằng ống nhòm full-size.

– Kích thước đầy đủ (full-size): Kích thước vật kính lớn hơn 40mm (8 x 42, 10×50,…), khả năng thu nhận ánh sáng tốt, có thể quan sát trong điều kiện ánh sáng yếu, góc nhìn rộng, quá nặng để cầm trong thời gian dài.

khám phá, kỹ năng, trải nghiệm, tip lựa chọn ống nhòm

Lựa chọn theo độ phóng đại

Hình ảnh quan sát được sẽ càng lớn nếu như ống nhòm có độ phóng đại lớn. Tuy nhiên, điều đó không hẳn tốt, độ phóng đại lớn cũng sẽ khuếch đại chuyển động của tay bạn. Ống nhòm có độ phóng đại lớn hơn 10 sẽ khiến việc quan sát ổn định trở nên khó khăn, vì vậy đó không phải lựa chọn tốt nếu bạn sử dụng khi đi thuyền hoặc đứng trên các bề mặt có sự dịch chuyển khác.

Lựa chọn theo đường kính ống kính

Việc tiếp nhận ánh sáng sẽ dễ dàng hơn, nhiều hơn nếu đường kính ống kính lớn hơn giúp hình ảnh bạn thu được tươi sáng hơn, đặc biệt là trong điều kiện ánh sáng yếu.

khám phá, kỹ năng, trải nghiệm, tip lựa chọn ống nhòm

Lựa chọn theo độ thoát sinh học

Một con số cao ở độ thoát sinh học có nghĩa là hình ảnh sẽ sáng hơn, khả năng xem tốt hơn và ổn định hơn nếu tay bạn di chuyển hoặc bị rung.

Để tính độ thoát sinh học, bạn lấy đường kính ống kính chia cho độ phóng đại. Bạn có thể quan sát tốt với ánh sáng yếu nếu con số này ở ngưỡng 7, quan sát ban ngày nếu ở ngưỡng 5.

Lựa chọn theo khoảng cách đặt mắt

Đây là khoảng cách từ thấu kính đến mắt sao cho việc quan sát thoải mái nhất. Khoảng cách đặt mắt càng xa thì bạn càng đưa mắt ra xa ống nhòm. Việc này tốt hơn với những người phải đeo kính.

Tip: người đeo kính nên chọn thông số này từ 11mm trở lên.

Lựa chọn theo trường nhìn

Độ rộng của khu vực bạn cần quan sát tại khoảng cách 1000m so với vị trí của bạn được thể hiện qua thông số trường nhìn. Nếu bạn muốn quan sát cảnh vật thiên nhiên, bạn cần trường nhìn rộng. Ngược lại, khi quan sát đối tượng ít hoặc không di chuyển, bạn cần trường nhìn hẹp.

Lựa chọn theo hệ thống lấy nét

Hệ thống lấy nét thường được trang bị ở trung tâm cho cả hai mắt, hoặc được điều chỉnh bằng diop. Việc này rất có ích cho những hạn chế về thị lực của bạn.

Lựa chọn theo lớp phủ thấu kính

Những chiếc ống nhòm cao cấp với giá thành đắt hơn sẽ được phủ nhiều lớp giúp tăng khả năng dẫn truyền ánh sáng.

khám phá, kỹ năng, trải nghiệm, tip lựa chọn ống nhòm

Lựa chọn theo khả năng kháng nước và thời tiết

Nếu bạn sử dụng ống nhòm khi đi thuyền,chèo Kayak hay đi trong thời tiết mưa, bạn cần một chiếc ống nhòm có khả năng chống nước và những tác động của thời tiết. Khả năng này thường được trang bị cho ống nhòm du lịch, ống nhòm quân sự,… Một số còn được thiết kế để nổi trên mặt nước cũng như chịu áp lực của nước.

Lựa chọn theo khả năng chống sương mù

Ống nhòm có thể bị sương mù bám vào thấu kính khi bạn di chuyển từ nơi có môi trường thời tiết lạnh đến nơi thời tiết ấm áp. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể gây hại cho ống nhòm nếu hơi ẩm bị kẹt lại bên trong. Để giải quyết vấn đề này, bạn nên chọn những chiếc ống nhòm mà nhà sản xuất lọc không khí bên trong và thay thế nó bằng nitơ, không có độ ẩm và do đó sẽ không xảy ra sự ngưng tụ, giúp bảo vệ mặt thấu kính bên trong.

Trên đây là những yếu tố bạn cần xem xét trước khi đưa ra quyết định lựa chọn bất kỳ chiếc ống nhòm nào cho chuyến đi sắp tới của mình. chúng mình hy vọng bạn sẽ lựa chọn được chiếc ống nhòm ưng ý!

Theo Ngân Mai | Tổng hợp | chúng mình Travel & Outdoor Gear

Đăng bởi: Thủy Đỗ Thị

Từ khoá: Tip Lựa Chọn Ống Nhòm

Bạn thấy bài viết Tip Lựa Chọn Ống Nhòm có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Tip Lựa Chọn Ống Nhòm bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Tip Lựa Chọn Ống Nhòm của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Tip Lựa Chọn Ống Nhòm
Xem thêm bài viết hay:  Top 10 Trung Tâm Học Tiếng Anh Tại Bình Tân Tphcm Tốt Nhất

Viết một bình luận