Tìm hiểu về thảm sân cầu lông – Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông

Bạn đang xem: Tìm hiểu về thảm sân cầu lông – Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông tại vietabinhdinh.edu.vn
  • 1. Thảm sân cầu lông là gì?
  • 2. Cách chọn thảm sân cầu lông
  • 3. Cấu tạo thảm sân cầu lông
  • 4. Quy trình thi công lắp đặt thảm sân cầu lông

Ngày nay, lắp đặt thảm đang là lựa chọn phổ biến của đang số sân cầu lông bởi tính thẩm mỹ, độ bền và đặc biệt là độ bám sân và hấp thụ chấn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu cho các bạn quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông.

1. Thảm sân cầu lông là gì?

Thảm sân cầu lông (được làm từ nhựa tổng hợp) là thảm dùng để lót sàn cho sân thi đấu và tập luyện cầu lông theo chuẩn quốc tế. Thảm sân cầu lông có ưu điểm đảm bảo tính thẩm mỹ, có độ đàn hồi tốt giúp giảm chấn giảm tiếng ồn, giảm chấn thương cho các vận động viên. Ngoài ra thảm còn có độ bám tốt giúp phát huy tối đa tác dụng của giày chuyên cầu lông. Do đó thảm cầu lông là một phần không thể thiếu tại các giải thi đấu cầu lông quốc tế. Những ưu điểm của thảm cầu lông: – Thảm có độ đàn hồi cao, chống trầy xước, trơn trượt tốt. – Chống mài mòn hiệu quả, thời gian sử dụng lên đến 5 năm. – Thảm có tác dụng giảm lực va đập, giảm thiểu các chấn thương cho các cầu thủ. – Bề mặt thảm mềm, không nứt vỡ. – Dễ dàng thi công lắp đặt, vệ sinh. – Có khả năng chống tĩnh điện, chống cháy. – Đảm bảo độ nảy nhất định khi các vận động viên chạy nhảy.

2. Cách chọn thảm sân cầu lông

Cầu lông là môn thể thao có cường độ vận động cao, vận động viên cầu lông thường phải di chuyển liên tục trên sân, chạy đa hướng và bức tốc nhanh. Do đó thảm sân cầu lông cần phải được lựa chọn kỹ lưỡng. Thảm sân cầu lông cần có độ chống trượt tốt ở cả hai mặt. Để các vận động viên không bị trượt chân trên sân và thảm không bị trượt trên sàn phía dưới. Thảm cần có độ đàn hồi tốt giúp giảm tiếng ồn, giảm chấn thương cho vận động viên khi vận động bật nhảy liên tục, sự di chuyển đổi hướng, trọng lực dồn mạnh vào hai chân. Thảm cần được làm từ vật liệu có tính chống cháy và chống tĩnh điện.

3. Cấu tạo thảm sân cầu lông

Thảm sân cầu lông tiêu chuẩn thường có cấu tạo 4 lớp: – Lớp mặt: Được làm với các dạng hình khối nổi và các rãnh sâu giúp tăng độ ma sát, chống trơn và tính thẩm mỹ cho tấm thảm. – Lớp sợi thủy tinh: thiết kế dạng lưới, là thành phần đặc biệt quan trọng giúp cấu trúc tấm thảm được ổn định, cứng cáp. – Lớp đệm xốp bằng PVC: nhiệm vụ làm tấm thảm có độ đàn hồi tốt hơn, tạo độ dày cho tấm thảm. – Lớp đế là có tác dụng tăng độ ma sát giữa tấm thảm với mặt sàn, có cấu trúc đặc biệt để tăng độ kết dính khi được sử dụng keo cố định với mặt sàn, ngoài ra còn có tác dụng bảo vệ tấm thảm khỏi ảnh hưởng bởi thời tiết như độ ẩm, nhiệt độ cao. Thảm có độ dày trong khoảng 3.5mm đến 7mm. Thông thường thảm có màu xanh lá để phù hợp với điều kiện ánh sáng trong nhà. Bề mặt thảm có thể có nhiều hình dạng kết cấu: kết cấu dạng hạt cát (sand), kết cấu dạng vân đá (stone), kết cấu dạng vỏ quả ổi (guava).

tìm hiểu về thảm sân cầu lông - quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông

4. Quy trình thi công lắp đặt thảm sân cầu lông

Bước 1: Vệ sinh sạch bề mặt và làm phẳng nền – Bề mặt nền cần được làm sạch bằng máy mài, đảm bảo độ phẳng và ổn định trước khi thi công. – Trường hợp bề mặt nền có vết lõm cần phải xử lý bằng keo chuyên dụng. – Tạo độ mịn cho nền bằng cát mịn chuyên dùng + keo Decoturf Acrylic + nước + xi măng. – Bề mặt nền sau khi xử lý phải đảm bảo không còn bụi, rong rêu, tạp chất…

Bước 2: Dán keo lên nền bê tông – Nên dùng keo chuyên dụng do nhà sản xuất cung cấp cho thảm để phù hợp với vật liệu của thảm. – Trước khi lắp đặt thì bất kỳ vết sơn, vết bẩn nào cũng phải được làm sạch, quét sạch cát, đất trên bề mặt sàn. Giữ cho sàn luôn khô ráo trước khi thi công. – Sau khi làm sạch mặt nền, tiến hành lấy đường chuẩn (đường tâm), chia nền ra từng khổ thảm muốn thi công. – Vai trò của đường chuẩn giúp thi công tiết kiệm thảm và tăng độ thẩm mỹ cho sân.

Bước 3: Hoàn thiện công đoạn lắp đặt thảm sân cầu lông – Cắt rìa thảm còn thiếu ở phần mép tường. – Trang bị thêm len chân tường giúp tăng độ thẩm mỹ, che mép thảm và kết nối tinh tế giữa thảm và tường. – Làm sạch vết keo, vệ sinh vết bẩn, lau lại sàn bằng nước sạch.

Bước 4: Vẽ thêm logo trên thảm – Có thể vẽ thêm logo trên sân để tăng tính thẩm mỹ.

tìm hiểu về thảm sân cầu lông - quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông

Trong quá trình sử dụng thảm cần lưu ý không để vật nhọn, vật nặng lên mặt thảm. Không được mang giày đinh, giày có gót nhọn đi trên thảm. Vệ sinh thảm thường xuyên bằng máy bảo dưỡng sân, chú ý không để thảm bị đọng nước lâu ngày dẫn tới tình trạng thảm bị bong tróc các lớp.

Trên đây mình vừa chia sẻ cho các bạn về quy trình thi công lắp đặt thảm sân cầu lông tiêu chuẩn. Hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ hiểu hơn về ưu điểm, cấu tạo của thảm sân cầu lông cũng như quy trình thi công và lắp đặt thảm sân cầu lông tiêu chuẩn. Tìm hiểu thêm về quy trình sơn sân cầu lông.

Đăng bởi: Trần Thị Thu Phương

Từ khoá: Tìm hiểu về thảm sân cầu lông – Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông

Bạn thấy bài viết Tìm hiểu về thảm sân cầu lông – Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Tìm hiểu về thảm sân cầu lông – Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Tìm hiểu về thảm sân cầu lông – Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Tìm hiểu về thảm sân cầu lông - Quy trình lắp đặt thảm sân cầu lông
Xem thêm bài viết hay:  Top 50+ Hình xăm ở kẽ ngón tay đẹp nhất 2023

Viết một bình luận