Tết Hàn Thực một trong những ngày tết truyền thống diễn ra vào tháng 3 hàng năm, xuất hiện phổ biến ở khu vực miền Bắc. Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của ngày này dưới đây và xem Tết Hàn Thực 2023 rơi vào ngày nào nhé.
1. Tết Hàn Thực là gì?
Tết Hàn Thực là ngày tết diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hàng năm theo lịch âm, xuất hiện chủ yếu tại Trung Quốc và khu vực miền Bắc Việt Nam. Được chào đón tại các cộng đồng người Hoa trên Thế Giới.
Vào ngày lễ này mọi người thường sẽ xay bột, nấu đậu xanh và làm các món bánh chay như chè trôi nước, xôi để lễ Phật và cúng tổ tiên.
Tìm hiểu về Tết Hàn Thực
2. Tết Hàn Thực 2023 rơi vào ngày nào? Đếm ngược
Ngày Tết Hàn Thực năm 2023 sẽ diễn ra vào mùng 3/3 năm Quý Mão Âm lịch. Do đó, nó trùng với thứ 7 ngày 22 tháng 4 theo lịch Dương.
3. Nguồn gốc ngày Tết Hàn Thực
Ngày Tết Hàn Thực diễn ra vào ngày 3 tháng 3 hàng năm theo lịch âm, các gia đình tại Việt Nam thường sẽ chuẩn bị bánh trôi nước chay để cúng lễ. Từ Hàn có nghĩa là lạnh và thực có nghĩa là ăn, Tết Hàn Thực có nghĩa là đồ ăn lạnh.
Theo như truyền thuyết thì vào thời xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc thì nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi đã luôn ở bên cạnh nhà vua để phò trợ và bày mưu kế. Trên đường lánh nạn đã hết lương thực, Giới Tử Thôi đã cắt một miếng thịt phần đùi của mình để nhà vua ăn. Sau khi ăn xong thì nhà Vua mới biết được sự hi sinh của Giới Tử Thôi và mang lòng cảm kích.
Câu chuyện nguồn gốc ý ngày lễ Hàn Thực
Giới Tử Thôi phò tá nhà vua 19 năm, sau quãng thời gian cực khổ đã luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại được ngôi vương của mình, ông đã phong chức và thưởng tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên mất Giới Tử Thôi.
Nhưng Giới Tử Thôi chỉ nghĩ rằng nghĩa vụ bề tôi là phò tá vua, là trách nhiệm của mình nên không hề oán hận. Ông về quê rồi đưa mẹ vào núi Điền Sơn để mai danh ẩn tích, sống một cuộc sống thanh bình. Khi vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người về quê tìm, nhưng ông đã không màng danh vọng nên không qua trở về để lĩnh thưởng.
Nguồn gốc của ngày tết 3-3 âm lịch
Nhà vua thấy vậy đã hạ lệnh đốt rừng để ông xuất hiện, tuy nhiên không ngờ rằng ông lại cùng mẹ già chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài. Lúc này nhà vua đã cảm thấy hối hận vì hành động của mình, đã lập miếu thờ Giới Tử Thôi tại núi rồi đổi tên ngọn núi thành Giới Sơn.
Nhà vua đã hạ lệnh cho người dân nơi đây không được đốt lửa từ 3 ngày từ ngày mồng 3 tháng 3 đến ngày mùng 5 tháng 3 âm lịch và chỉ được ăn đồ nguội.
Nguồn gốc câu chuyện của ngày lễ Hàn Thực
4. Ý nghĩa của ngày Tết Hàn Thực theo văn hóa Việt Nam
Kế đến hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết hơn về ngày tết Tết Hàn Thực theo văn hoá tại Việt Nam dưới đây nhé.
4.1. Tưởng nhớ những người thân đã khuất
Tết Hàn Thực về mặt nghĩa chữ là thức ăn lạnh, mọi người sẽ dùng các món ăn nguội, như một cách để tưởng nhớ về những người thân đã khuất. Cũng như trong cuốn tiểu thuyết Đông Chu Liệt Quốc của Trung Quốc đã đề cập nguồn gốc ngày lễ Hàn Thực gắn liền với sự tiếc thương cái chết của hiền sĩ Giới Tử Thôi.
Nhưng tại Việt Nam, thì ngày lễ Hàn Thực lại mang một nét riêng bị rõ ràng khi người dân sẽ không phải kiêng lửa và đặc biệt còn chuẩn bị bánh trôi nước, món ăn nguội dân lên tổ tiên. Thể hiện sự biết ơn trước công sinh thành, dưỡng dục.
Tưởng nhớ những người thân đã khuất
4.2. Thể hiện được truyền thống của dân tộc
Từ lâu thì bánh trôi nước hay bánh chay đã được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, với hình ảnh bánh trôi tròn trong bài thơ của Hồ Xuân Hương. Một nét ẩn dụ đẹp về truyền thống của người phụ nữ trong trắng, hy sinh, sự tảo tần, lam lũ,…
Với phần vỏ bánh được làm từ bột gạo nếp, được nắn với hình dạng tròn, bên trong là nhân đường đỏ, đậu xanh, chỉ cần luộc chín với nước sôi. Bánh chay nắn dạng hình tròn, không nhân, sau khi luộc chín sẽ dùng cùng với nước đường.
Thể hiện được truyền thống của dân tộc
Với 2 món ăn thể hiện rõ nét văn hoá lúa nước từ xưa của dân tộc ta, cả 2 loại bánh đều được làm từ bột gạo nếp, vừa trắng, vừa thơm. Mang ý nghĩa trân trọng thành quả lao động của những người nông dân.
4.3. Ôn lại những kỷ niệm xưa
Tết Hàn Thực hàng năm còn là dịp để gia đình quay quần bên nhau, tự tay nắn ra những viên bánh trôi, bánh chay. Sau đó cùng nhau thưởng thức món bánh này, chia sẻ những câu chuyện vui cùng nhau.
Trong số các mẩu chuyện xưa nổi tiếng của nước ta, thì có thể nhắc đến Lạc Long Quân – Âu Cơ với hình ảnh bánh trôi liên tưởng đến hình ảnh bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ. Dần dần thì Tết Hàn Thực đã không thể thiếu món bánh trôi truyền thống.
Ôn lại những kỷ niệm xưa
5. Tết Hàn Thực cúng gì theo phong tục?
Mỗi khi đến ngày Tết Hàn thực 3/3 Âm lịch hàng năm, không chỉ các gia đình mà cả cộng đồng đều háo hức chuẩn bị những mâm lễ tuyệt đẹp để dâng lên tổ tiên và Phật. Những món này thường gồm có: bánh chay, bánh trôi, nhang, hoa tươi, trái cây, trầu cau,…
Toàn bộ những lễ vật cần được sắp xếp cẩn thận, chỉn chu để đảm bảo sự trang trọng và tôn nghiêm. Ngoài ra, theo quan niệm dân gian, số lẻ là số may mắn nên bánh trôi và bánh chay khi cúng thường có 3 hay 5 cái.
6. Các phong tục tại Việt Nam vào ngày Tết Hàn Thực
Tiếp đến, hãy cùng bài viết tìm hiểu chi tiết hơn về các phong tục trong ngày Tết Hàn Thực tại Việt Nam dưới đây nhé.
6.1. Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay
Tết Hàn Thực với tục lệ ăn bánh trôi – bánh chay có 2 ý nghĩa lớn quan trọng như sau:
- Thể hiện lòng thành với ông bà tổ tiên, từ xưa thì bánh trôi và bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên. Thể hiện lòng thành kính, biết ơn với bề trên trong ngày Tết Hàn Thực.
Trong ngày này các thành viên sẽ tụ họp lại cùng nhau làm ra những viên bánh trôi với hình dáng tròn đều. Sau khi dâng lên ông bà tổ tiên, mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức món bánh này với hương vị ngọt ngào, cùng sự ấm cúng của gia đình.
Tục lệ ăn bánh trôi, bánh chay
- Thể hiện mong muốn thời tiết luôn thuận lợi hài hoà, ngày lễ Hàn Thực còn mang ý nghĩa mong muốn cho mùa hạ bớt nóng. Ngày 3 tháng 3 hàng năm được lựa chọn hoàn toàn không liên quan đến lịch dương hay bất kỳ một quy ước đạo giáo nào. Mà được chọn theo lịch âm, theo âm dương ngũ hành, đánh dấu sự kết thúc của Mộc Khí.
Món lạnh theo như ngũ hành sẽ thuộc mệnh Kim, bánh trôi có màu trắng cũng thuộc mệnh Kim. Bên cạnh đó thì hình dáng của bánh tròn đều, bên trong phần nhân hình vuông, gợi đến câu “Mẹ tròn con vuông”. Bánh Chay có vỏ trắng tính dương,, nhân đậu xanh bên trong vàng tươi mang tính âm, âm dương hòa hợp. Dù là bánh trôi hay bánh chay thì đều thể hiện mong muốn mùa hè không bị khô hạn, thời tiết mát mẻ thuận hoà.
Thể hiện mong muốn thời tiết luôn thuận lợi hài hoà
6.2. Tục lệ ăn bánh cuốn
Theo các ghi chép của Lê Tắc, thì vào thời Trần, Tết Hàn Thực mọi người sẽ đem bánh cuốn để tặng cho nhau. Trong bài thơ Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh vào năm 1291, Trần Nhân Tông đã viết “Hôm nay đúng vào ngày mùng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh Xuân thái”, đây là một phong tục cũ của người An Nam xưa nay.
Tục lệ ăn bánh cuốn
Từ bánh Xuân thái theo Chỉ nam ngọc âm thì có tên gọi khác là bánh cuốn. Theo nghiên cứu của Trần Quang Đức cho biết, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên trước là thời Lý, Tết Hàn Thực người Việt đã ăn bánh cuốn và đem bánh tặng nhau khi chưa có bánh trôi như thời Lê Nguyễn sau này. Bánh cuốn còn được gọi là bánh Xuân Thái, trong có nhân được cuộn tròn lại với hình dạng gần giống với bánh cuốn ngày nay.
7. Giải đáp những câu hỏi thường gặp
7.1. Tết Hàn Thực có phải là Tết Thanh Minh hay không?
Nhiều người có câu hỏi rằng liệu Tết Hàn Thực và Tết Thanh Minh có phải là 1 hay không, nhưng câu trả lời thực tế đây là 2 ngày lễ hoàn toàn khác nhau. Tết Thanh Minh thường xuất hiện tại các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Ngày lễ này sẽ diễn ra liên tiếp trong nhiều ngày thường bắt đầu vào ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 theo lịch dương và kéo dài đến 21 tháng 4. Tết Thanh Minh là dựa vào lịch dương, nếu xét về lịch âm thì bắt buộc sẽ rơi vào tháng 3 nhưng không có 1 ngày cố định. Còn Tết Hàn Thực xuất hiện hàng năm chỉ ở các quốc gia như Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam không kéo dài như cúng Thanh Minh, ngày lễ này bắt đầu vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch cố định theo lịch âm. Vài ngày này mọi người thường làm bánh trôi, bánh chay để cúng tổ tiên.
7.2. Tết Hàn Thực là của người Việt hay Trung Quốc?
Theo các nghiên cứu văn hoá, Tiến sĩ Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Văn hoá và Phát triển đã cho biết ngày Tết Hàn Thực ở Việt Nam, thực chất bắt nguồn từ 1 phong tục tại Trung Quốc. Nhưng đã được Việt hoá lưu truyền cho đến ngày nay, nghe thì có vẻ bắt chước từ Trung Quốc, nhưng không phải như vậy, khi vào Việt Nam nó đã được hợp nhất với tết bánh trôi, bánh chay của người Việt. Bản chất ngày tết này cũng mang một ý nghĩa thể hiện rõ nét đặc trưng văn hoá, lối sống, khát vọng rất riêng của người Việt Nam. Chính vì điều này đã tạo nên truyền thông lâu bền của ngày Tết bánh trôi, bánh chay. Khác với Tết Hàn Thực tại Trung, thường sẽ không đốt lửa trong 3 ngày và chỉ ăn đồ lạnh nấu sẵn. Thì ở Việt Nam, người dân không kiêng lửa, mọi việc nấu nướng vẫn bình thường với đặc trưng làm bánh trôi nước, bánh chay. Tuy nhiên, thì vẫn có các bài phân tích từ Trung tâm nghiên cứu lý học Đông Phương luôn đưa ra khẳng định rằng Tết Hàn Thực không phải của người Trung Quốc mà có sự liên quan đến nền văn minh người Việt xưa. Tuy nhiên thì vẫn chưa có được các dẫn chứng sử liệu khoa học xác đáng để chứng minh việc này.
7.3. Tết Hàn Thực ở Việt Nam và Trung Quốc có gì khác nhau?
Khi Tết Hàn thực đến, người Trung Quốc rất nghiêm khắc trong việc kiêng dùng lửa và dùng đồ ăn nguội thay cho đồ nóng. Ngoài việc cúng mộ và tổ chức các hoạt động truyền thống như chọi gà, đánh đu hay đua thuyền, người dân còn dành thời gian để giải trí và nghỉ ngơi. Toàn bộ đều kéo dài tới 3 ngày liền.Tuy nhiên, tại Việt Nam, người dân lại có cách đón Tết Hàn thực khác biệt hoàn toàn. Thay vì kiêng dùng lửa và ăn nóng, chúng ta dâng mâm cỗ có bánh trôi bánh chay để tri ân ông bà tổ tiên và Phật. Điều này giúp cho nước ta tạo được bản sắc riêng trong văn hóa.
7.4. Tết Hàn Thực có phải thắp hương không?
Theo những chuyên gia nghiên cứu tâm linh, thì mọi người nên thắp hương vào ngày Tết Hàn Thực 3 tháng 3 âm lịch hàng năm. Bởi đây cũng là lễ cúng hướng mọi người trong gia đình nhớ về cội nguồn, giáo dục con cháu uống nước nhớ nguồn. Luôn ghi nhớ công lao của các vị tổ tiên đã xây dựng và gìn giữ lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời cũng là dịp con cháu quay trở về nhà, nhớ đến công ơn sinh thành của ông bà tổ tiên, bậc bề trên. Hy vọng thần linh, tổ tiên có thể tiếp tục phù hộ gia đình, con cháu may mắn, màu màng thuận lợi, bội thu. Vì vậy Tết tháng 3 mọi gia đình nên chuẩn bị mâm cổ nhỏ, thắp hương để cúng thần linh, tổ tiên.
7.5. Cần kiêng kỵ điều gì trong ngày Tết Hàn Thực?
Ngoài các nghi thức trang trọng cần được thực hiện trên, vào ngày Tết Hàn Thực, mọi người cũng nên kiêng làm 1 vài điều sau đây để không gặp vận xui:– Kiêng cúng bánh trôi có nhiều sắc màu: Đây là dịp để cúng Phật và gia tiên nên sự đơn giản và mộc mạc được đặt lên hàng đầu. Do đó, chúng ta chỉ tốt nhất là cúng bánh màu trắng nguyên bản tự nhiên.– Kiêng chuyển nơi ở: Theo quan niệm xưa, vong linh của người đã khuất thường đi theo gia đình nên ngày Tết Hàn Thực mà chuyển nhà sẽ khiến mọi thứ trong nhà đảo lộn, không được suôn sẻ.– Kiêng cúng những loại trái cây có vị đắng hoặc có gai: Mang ý nghĩa giảm thiểu những điều khổ đau, sầu bi mà chúng ta phải chịu trong cuộc sống.– Kiêng cúng các loại hoa như sứ, vạn thọ, ly: Hạn chế điều xui xẻo tới với các thành viên trong nhà.
8. Tổng kết
Bài viết Tết Hàn Thực là gì? Ý nghĩa của ngày này trong văn hóa Việt, đã cập nhật chi tiết những thông tin liên quan đến ngày Tết tháng 3 âm lịch này. Mong rằng những thông tin bài viết cung cấp, sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về ngày Tết Hàn Thực và món bánh trôi nước.
Hãy theo dõi trang vietabinhdinh.edu.vn mỗi ngày để cập nhật thêm thật nhiều thông tin, kiến thức mới đa dạng chủ đề hấp dẫn mỗi ngày nhé.
Đừng quên “MUA ĐIỆN THOẠI ĐẾN DI ĐỘNG VIỆT” ngay, rất nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn cuối năm với các suất giới hạn mức giá rẻ nhất thị trường. Hãy nhanh tay để sở hữu ngay cơ hội mua sản phẩm với mức giá giảm kịch sàn nhân dịp cuối năm này nhé.
Xem thêm:
Trung Tâm Đào Tạo Việt Á
Bạn thấy bài viết Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy? có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy? bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy? của website vietabinhdinh.edu.vn
Chuyên mục: Kiến thức chung
Tóp 10 Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy
Video Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
Hình Ảnh Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy
Tin tức Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy
Review Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy
Tham khảo Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy
Mới nhất Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy
Hướng dẫn Tết Hàn Thực là Tết gì? Tết Hàn Thực 2023 sẽ được diễn ra ngày mấy?
#Tết #Hàn #Thực #là #Tết #gì #Tết #Hàn #Thực #sẽ #được #diễn #ngày #mấy