Tết Nguyên Đán là một trong những lễ hội truyền thống quan trọng nhất trong năm của người Việt Nam. Hãy cùng bài viết tìm hiểu chi hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và tất tần tật những công việc cần chuẩn bị để đón Tết 2024 dưới đây nhé.
1. Tết Nguyên Đán là gì?
Tết Nguyên Đán hay còn được gọi với tên khác là Tết Cả, Tết ta, Tết Cổ truyền, Tết Âm lịch. Đây là một dịp lễ mừng năm mới theo lịch âm vô cùng quan trọng và ý nghĩa nhất tại Việt Nam. Tết theo cách đọc âm Hán-Việt sẽ là chữ Tiết, chữ Nguyên theo chữ Hán có nghĩa là sự khởi đầu, sơ khai và từ Đán nghĩa là buổi sáng sớm và đọc đúng theo phiên âm sẽ là Tiết Nguyên Đán.
Khái niệm Tết Nguyên Đán
Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến tết nguyên đán 2024 – Cùng đếm ngược nhé!
2. Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán là từ đâu?
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán có khá nhiều sự tranh cãi vây quanh. Phần lớn các thông tin sẽ cho rằng Tết Âm lịch có nguồn gốc bắt nguồn từ Trung Quốc đã có thời gian du nhập vào Việt Nam tại thời điểm 1000 năm Bắc Thuộc. Tuy nhiên, theo truyện cổ tích về lịch sử Việt Nam sự tích Bánh chưng bánh dày, thì người Việt đã có dịp lễ này từ đời Vua Hùng, trước 1000 năm Bắc thuộc.
Theo như lời Khổng Tử viết rằng Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của người Man. Họ nhảy múa như điên, uống rượu và chơi vào những ngày lễ hội đó. Tuy đã có nhiều tranh cãi xoay quanh nguồn gốc của Tết Âm là từ Việt Nam hay là Trung Quốc. Nhưng cũng có thể thấy được Tết Nguyên Đán là ở mỗi nước đều sẽ có những nét đặc trưng riêng biệt và đều là dịp lễ quan trọng của người dân trên cả 2 nước.
Nguồn gốc của Tết Nguyên Đán
3. Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
Đối với người Việt Nam, thì dịp Tết Nguyên Đán không chỉ mang ý nghĩa là thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Mà nó còn chứa đựng rất nhiều ý nghĩa tâm lý, văn hoá dân tộc,… Theo quan niệm của người phương Đông thì đây chính là khoảng thời gian mà đất trời có sự giao thoa, con người trở nên gần với thần linh hơn.
Tết Âm lịch là dịp để người nông dân bày tỏ lòng biết ơn, thành kính đến các vị thần như thần Đất, thần Mưa, thần Nước, thần Mặt trời,… Với mong muốn cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Ý nghĩa của Tết Nguyên Đán
4. Cách tính thời gian của Tết Nguyên Đán
Kế đến hãy cùng bài viết tìm hiểu qua một chút về cách tính thời gian của Tết Nguyên Đán dưới đây nhé.
4.1. Tết Âm lịch là khoảnh khắc giao thoa đất trời
Tết Âm là thời điểm thể hiện được sự giao thoa trời đất, con người và thần linh. Tết có nghĩa là Tiết biểu hiện của thời tiết vận hành theo 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông, một chu trình bắt đầu và kết thúc. Mang ý nghĩa đặc biệt cho nền kinh tế thời xưa, khi dựa vào nông nghiệp là chính.
Tết Âm lịch là khoảnh khắc giao thoa đất trời
4.2. Tết Nguyên Đán là để bày tỏ sự biết ơn, thành kính với tổ tiên
Đây là một dịp lễ quan trọng nhất trong năm, con cháu trong nhà sẽ đoàn tụ trở về để chuẩn bị và dâng lễ lên bàn thờ ông bà tổ tiên. Với những mâm cơm tươm tất, mâm ngũ quả trang trọng nhất. Theo quan niệm từ xưa thì vào dịp lễ này thì ông bà tổ tiên sẽ trở về nhà ăn Tết cùng với con cháu, phù hộ cho gia đình luôn được khỏe mạnh, hoà thuận.
Tết Nguyên Đán là để bày tỏ sự biết ơn, thành kính với tổ tiên
4.3. Mở ra một năm mới đầy hy vọng và may mắn
Năm mới sẽ tượng trưng cho sự mở đầu mới, vì vậy Tết đến mọi người sẽ rủ nhau đi chùa để hái lộc đầu năm, cầu phúc, cầu may mắn cho một năm sắp tới. Từ xưa đến nay luôn có một quan niệm rằng Tết Nguyên Đán sẽ xua đuổi đi những điều không may mắn của năm cũ và đón nhận sự may mắn tốt đẹp trong năm mới. Đây là thời điểm được rất nhiều người lựa chọn để mở đầu công việc cho năm mới, bắt đầu những kế hoạch mới.
Mở ra một năm mới đầy hy vọng và may mắn
4.4. Dịp để gia đình họp mặt, quây quần bên nhau
Tết chính là dịp để mọi người trong gia đình trở về đoàn tụ cùng nhau. Quây quần bên nồi bánh chưng đêm giao thừa, niềm hạnh phúc không ở đâu có được. Ngoài ra, đây cũng là thời điểm để con cháu bày tỏ sự biết ơn đến ông bà, cha mẹ, công ơn sinh thành, nuôi dưỡng tình cảm một cách chân thành nhất.
Dịp để gia đình họp mặt, quây quần bên nhau
4.5. Là sinh nhật của tất cả mọi người
Mừng năm mới tuổi mới là câu chúc quen thuộc của ông bà, cha mẹ khi chúc Tết nhau trong dịp năm mới. Vào dịp đầu năm, mọi người sẽ gửi đến nhau những lời chúc may mắn, hy vọng sẽ có một năm mới tốt đẹp hơn. Người lớn sẽ mừng tuổi cho ông bà và trẻ nhỏ để mong các cụ được mạnh khoẻ, sống lâu với con cháu, còn các cháu nhỏ thêm tuổi mới sẽ lớn nhanh, học giỏi, ngoan ngoãn.
Là sinh nhật của tất cả mọi người
4.6. Bày tỏ sự biết ơn đối với bậc thần linh
Tết luôn là dịp để thể hiện chữ hiếu, biết ơn ông bà tổ tiên, mong ông bà phù hộ gia đình trong năm mới. Biết ơn ông bà, cha mẹ công ơn sinh thành, dưỡng dục, mong mọi điều tốt đẹp đến với gia đình. Đây cũng là dịp theo tín ngưỡng dân gian, người nông dân sẽ bày tỏ lòng biết ơn của mình đến với thần Mưa, thần Đất, thần Nước, thần Mặt trời,… Cầu mong thần linh giúp đỡ có một năm mùa màng bội thu, mưa thuận gió hoà.
Bày tỏ sự biết ơn đối với bậc thần linh
5. Những giai đoạn chính của Tết Nguyên Đán
Kế đến, hãy cùng bài viết tìm hiểu sơ qua các giai đoạn chính diễn ra trong dịp Tết Nguyên Đán dưới đây nhé.
5.1. Rằm tháng Chạp
Rằm tháng Chạp là một trong những lễ cúng quan trọng trong tháng 12 âm lịch. Lễ cúng sẽ được diễn ra vào ngày 15 tháng 12 âm lịch hàng năm, dù bận rộn đến mấy thì mọi người đều dành thời gian để sắm lễ cúng Rằm Tháng Chạp. Năm nay ngày 15 tháng 12 âm lịch sẽ rơi vào thứ 5 nhằm ngày 25 tháng 1 năm 2024 theo lịch dương.
Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào? 46
5.2. Cúng ông Công ông Táo
Trước Tết Nguyên Đán, thì vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, mọi nhà đều sẽ dọn dẹp sạch sẽ căn bếp của mình, chuẩn bị một mâm cỗ gồm trái cây, đồ mặn và phóng sinh cá chép. Việc này với mục đích là chuẩn bị để cúng ông Táo, tiễn ông về trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong gia đình một năm vừa qua.
Cúng ông Công ông Táo
Xem thêm: Cách cúng ông Công ông Táo 2024 đầy đủ nhất và đơn giản nhất
5.3. Tất niên
Cúng Tất Niên trong dịp Tết là một truyền thống đã có từ rất lâu đời của người dân Việt Nam. Đây được xem là nghi lễ quan trọng nhất thường được thực hiện vào ngày 30 Tết, để mời ông bà tổ tiên về cùng gia đình ăn Tết. Đồng thời đây cũng là cột mốc để đánh dấu thời điểm năm cũ đã qua đi và chuẩn bị đón một năm mới an khang, thịnh vượng.
Cúng Tất Niên
Xem thêm: Tổng hợp các bài cúng Tất niên trong nhà, ngoài trời, gia tiên, cơ quan,… đầy đủ nhất
5.3.1. Dọn dẹp bàn thờ
Với người dân Việt Nam, việc lau chùi dọn dẹp bàn thờ ông bà tổ tiên trong các dịp lễ là vô cùng quan trọng. Mọi người cần phải lau chùi dọn dẹp sắp xếp lại bàn thờ ông bà một cách tươm tất, sạch sẽ, rồi mới có thể dâng lễ cúng, hoa thơm lên thắp hương cho ông bà.
Dọn dẹp bàn thờ
5.3.2. Giao thừa
Cúng giao thừa là một lễ cúng tổ tiên vào thời khắc giao thừa vừa tới, với mong muốn cầu xin ông bà phù hộ độ trì cho gia đình. Cầu mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới. Mâm lễ cúng sẽ bao gồm các món mặn ngày Tết, được sắp xếp bày biện một cách tươm tất, trang nghiêm.
Khi cúng giao thừa, các thành viên trong gia đình phải thật trang nghiêm trước bàn thờ tổ tiên và xin các cụ phù hộ độ trì cho gia đình, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng, mạnh khoẻ.
Giao thừa
Xem thêm: Giao thừa là gì? Nên làm gì và kiêng kị điều gì để cả năm gặp nhiều may mắn?
6. Những phong tục và văn hóa của Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán
Tiếp theo, hãy cùng bài viết tìm hiểu qua một chút về phong tục, văn hoá của người Việt Nam trong dịp Tết Nguyên Đán dưới đây nhé.
6.1. Gói bánh chưng, bánh tét
Vào dịp Tết đến thì các hàng quán ngoài chợ sẽ đầy ắp các sạp bán lá dong, lá chuối, đậu xanh, thịt lợn để phục vụ cho việc gói bánh chưng, bánh tét ngày Tết. Bởi vì đây là 2 món bánh truyền thống phải có trong các món ăn ngày Tết để dâng lên bàn thờ tổ tiên và làm quà cho người thân, bạn bè.
Ở một số khu vực miền quê hiện nay vẫn luôn duy trì việc gói bánh chưng, bánh tét, luộc bánh trò chuyện cả đêm. Đây là một truyền thống đặc trưng của ngày Tết, nhắc đến Tết người ta sẽ nhớ ngay đến việc gói bánh chưng, bánh tét cùng gia đình.
Gói bánh chưng, bánh tét
6.2. Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Với người dân Việt Nam việc lau dọn nhà vào dịp cuối năm, mang ý nghĩa là loại bỏ đi những điều chưa tốt của năm cũ. Chuẩn bị những điều mới mẻ, sạch sẽ để đón chào năm mới may mắn, tài lộc hơn. Đây là dịp để các thành viên trong gia đình cùng nhau tổng vệ sinh các vật dụng trong nhà sau một năm. Ngoài việc dọn dẹp thì sẽ cùng nhau trang trí thêm những màu sắc đỏ tượng trưng cho Tết, chưng các loại hoa rực rỡ.
Dọn dẹp nhà cửa đón Tết
Xem thêm: Hướng dẫn cách dọn nhà đón Tết 2024 Giáp Thìn nhanh chóng nhất dành cho gia đình bạn
6.3. Xông đất
Sau khoảnh khắc giao thừa, vừa bước sang năm mới thì người xông đất sẽ là người đầu tiên bước vào nhà. Theo như quan niệm xưa thì người xông đất phải là người hợp tuổi với gia chủ để mang đến sự thuận lợi, sức khoẻ, tài lộc cho gia đình trong năm mới.
Xông đất
6.4. Xuất hành và hái lộc
Trước khi xuất hành, người ta sẽ phải chọn ngày, giờ Hoàng đạo, các phương hướng tốt để mong gặp được quý nhân. Tại miền Bắc, nếu xuất hành đến đền, chùa, sau khi lễ bái thì mọi người còn có tục bẻ một cành lộc để mang về nhà lấy may mắn, phước lành, còn được gọi là Hái Lộc.
Xuất hành và hái lộc
Xem thêm: Xuất hành là gì? Những lưu ý khi xuất hành đầu năm để cả năm được thuận lợi nhất
6.5. Tảo mộ
Tảo mộ là phong tục được diễn ra vào những ngày cận Tết, vào ngày này con cháu sẽ tụ họp lại tại mộ của ông bà tổ tiên để dọn dẹp, lau chùi khu mộ sạch sẽ. Phong tục này thể hiện sự kính trọng, đạo hiếu của con cháu đối với ông bà, tổ tiên, cha mẹ đã khuất.
Tảo mộ thăm viến dọn dẹp thắp hương mộ tổ tiên, ông bà
6.6. Chưng mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả được dùng để dâng lên ông bà tổ tiên như một nét đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết. Bày tỏ lòng biết ơn, sự tôn kính của con cháu đối với bề trên, ông bà tổ tiên đã khuất.
Tại mỗi khu vực vùng miền khác nhau sẽ có cách trang trí và lựa chọn các loại quả cúng khác nhau. Tuy nhiên mâm ngũ quả đều mang ý nghĩa chung là cầu mong một năm mới bình an, may mắn hơn năm cũ.
Chưng mâm ngũ quả
6.7. Thăm viếng họ hàng, chúc tết và mừng tuổi (lì xì)
Tết đến tượng trưng cho việc mọi người sẽ thêm tuổi mới, do đó mọi người sẽ thường dành những lời chúc tốt đẹp cho nhau để mong có nhiều thành công hơn trong năm mới. Vào ngày mùng 1 thì con cháu sẽ mừng tuổi ông bà, cha mẹ với lời chúc sức khoẻ. Còn ông bà, cha mẹ sẽ dành cho các bé nhỏ những bao lì xì đỏ chúc may mắn, thêm tuổi mới học giỏi, ngoan ngoãn hơn.
Thăm viếng họ hàng, chúc tết và mừng tuổi (lì xì)
Xem thêm: Lì xì là gì? Các ý nghĩa, nguồn gốc của nó và cách lì xì siêu độc đáo không thể bỏ qua
6.8. Đi chợ hoa, mua cây và hoa Tết
Tết đến sẽ là dịp để mọi người có thể ngắm nhìn sắc hoa nở rộ tại những con đường chợ hoa. Đi chợ hoa, mua cây chưng Tết là một điều không thể thiếu trong ngày xuân mới. Tuỳ vào từng vùng sẽ có các loại cây tương ứng phù hợp với không khí ngày Tết. Miền Bắc sẽ thường trưng những cành hoa đào để cắm trên bàn thờ, trang trí cây đào trong nhà.
Theo quan niệm của người Trung Quốc, thì đào có quyền lực để trừ ma, những điều xấu xa, màu đỏ sẽ chứa đựng sinh khí mạnh, lời cầu nguyện, chúc phúc đầu năm. Ở miền Nam thì là vùng khí hậu nhiệt đới thích hợp cho hoa Mai đơn nở, màu vàng của mai tượng trưng cho sự cao thượng, vinh hiển đầy cao sang, quyền quý.
Đi chợ hoa, mua cây và hoa Tết
Ngoài ra, thì không thể không nhắc đến cây quất, loại cây thường được trang trí tại phòng khách trong ngày Tết. Cây quất là biểu tượng của sự xum xuê, xanh tốt, quả vàng chi chít thể hiện sự trù phú, hứa hẹn một năm ăn nên làm ra, dồi dào sức sống.
Xem thêm: TOP 12+ Hoa tết trang trí đẹp và ý nghĩa nhất xuân này (2024)
7. Giải đáp những thắc mắc có liên quan
7.1. Mùng 1 Tết Nguyên Đán 2024 rơi vào ngày mấy Dương lịch?
Tết Nguyên Đán 2024 được diễn ra trong 3 ngày liên tục từ ngày 10 tháng 2 năm 2024 đến ngày 12 tháng 2 năm 2024, tương ứng là ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 Tết. Năm nay, ngày mùng 1 Tết sẽ rơi vào ngày thứ 7 10 tháng 2 năm 2024 theo lịch dương. Ngày mùng 2 Tết sẽ rơi vào chủ nhật ngày 11 tháng 2 năm 2024 theo lịch dương. Ngày mùng 3 Tết sẽ rơi vào thứ 2 ngày 12 tháng 2 năm 2024 theo dịch dương.
7.2. Tết Âm lịch 2024 được nghỉ mấy ngày?
Phương án nghỉ Tết chính thức năm nay do Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội đã đề xuất sẽ chốt phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày. Sẽ bắt đầu nghỉ Tết từ ngày 8 tháng 2 năm 2024 đến hết ngày 14 tháng 2 năm 2024.
8. Tổng kết
Bài viết Tết Nguyên Đán là gì? Ý nghĩa và bắt nguồn của Tết Âm lịch, đã cập nhật cụ thể các thông tin liên quan đến ngày Tết Âm lịch. Mong rằng những thông tin bài viết cung cấp, sẽ giúp các bạn đọc hiểu hơn về ngày Tết truyền thống của Việt Nam.
Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết mới với đa dạng chủ đề, kiến thức khác nhau tại vietabinhdinh.edu.vn mỗi ngày nhé. Khi lựa chọn Trung Tâm Đào Tạo Việt Á, khách hàng sẽ được “CHUYỂN GIAO GIÁ TRỊ VƯỢT TRỘI” hơn cả chính hãng. Chúng tôi luôn tận tâm và trách nhiệm trong việc mang đến các giá trị và lợi ích cao nhất cho mỗi khách hàng. Đồng thời đảm bảo quyền lợi cho người dùng khi sử dụng sản phẩm chính hãng với giá hợp lý.
Xem thêm:
Trung Tâm Đào Tạo Việt Á
Bạn thấy bài viết Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào? có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào? bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn
Nhớ để nguồn bài viết này: Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào? của website vietabinhdinh.edu.vn
Chuyên mục: Kiến thức chung
Tóp 10 Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào
Video Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
Hình Ảnh Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào
Tin tức Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào
Review Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào
Tham khảo Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào
Mới nhất Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào
Hướng dẫn Tết Âm lịch là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của dịp Tết Nguyên Đán là như thế nào?
#Tết #Âm #lịch #là #gì #Nguồn #gốc #và #nghĩa #của #dịp #Tết #Nguyên #Đán #là #như #thế #nào