Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không

Bạn đang xem: Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không tại vietabinhdinh.edu.vn
  • 1. Công dụng của lá trầu không
  • 2. Cách bảo quản lá trầu không

Lá trầu không vốn rất quen thuộc với người dân Việt Nam từ thuở xa xưa. Vì có nhiều công dụng đối với sức khỏe nên đã có nhiều người mua lá trầu không để trong nhà dùng dần. Vậy bạn đã biết cách bảo quản lá trầu không sao cho giữ lá trầu tươi lâu nhất chưa. Hãy cùng đi tìm hiểu cùng Topcachlam qua bài viết sau đây nhé.

Tác dụng và cách bảo quản lá trầu

Rất nhiều người không biết rằng, ngoài tên gọi trầu không, loài cây này còn được gọi bằng các cái tên khác như trầu cay, trầu lương, thổ lâu đằng,… Cây trầu không thuộc họ hồ tiêu và có tên khoa học là Piper betle L, cây thân leo và có cành hình trụ, lá trầu không mọc so le, hình tim tròn đôi khi không cân xứng.

Cây trầu không ưa ẩm và ánh sáng nên phát triển mạnh vào mùa mưa ẩm khoảng từ tháng 5 đến tháng 8. Lá trầu không thường được thu hoạch để ăn trầu, làm thuốc hoặc để cúng gia tiên trong các ngày lễ mùng một, ngày rằm,… hoặc các sự kiện quan trọng như cưới hỏi. Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn.

1. Công dụng của lá trầu không

cách bảo quản, bảo quản lá trầu không, tác dụng và cách bảo quản lá trầu không

Công dụng của lá trầu không

Giảm đau

Được biết đến là loại thuốc giảm đau tự nhiên tuyệt vời, lá trầu không có tác dụng giảm đau đầu, đau do vết thương bầm tím, các vết trầy da hoặc sưng viêm. Bạn có thể giã nát lá trầu đắp lên vết thương hoặc đun lấy nước uống đều có hiệu quả tương tự.

Điều trị đái tháo đường

Mức oxy hóa cao khi căng thẳng khiến lượng đường huyết tăng vọt ở người bệnh tiểu đường, sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các oxy hóa này và giúp duy trì sự ổn định lượng đường trong cơ thể. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng tích cực khi sử dụng lá trầu không điều trị đái tháo đường type 2.

Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa

Với khả năng chống viêm và sát khuẩn cao, lá trầu không thường được dùng như vị thuốc được để điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng mà không để lại tác dụng phụ nào.

Giảm Cholesterol xấu trong máu

Trong lá trầu không có chất eugenol có tác dụng ức chế và trung hòa các gốc tự do hình thành cholesterol xấu giúp ngăn ngừa các bệnh lý như mỡ máu, bệnh tim mạch và gan nhiễm mỡ.

Giảm cân

Lượng chất xơ trong lá trầu khá cao giúp bạn dễ dàng tiêu hóa hơn và cảm giác no lâu hơn, thúc đẩy quá trình giảm mỡ tự nhiên. Bạn có thể đun nước lá trầu uống sau khi ăn để hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Điều trị bỏng nước sôi

Bị bỏng rất dễ bị nhiễm trùng và lá trầu không có khả năng sát khuẩn sẽ giúp làm dịu vết thương. Bạn có thể điều trị bỏng nước sôi bằng cách lấy lá trầu không hơ nóng rồi quét dầu thầu dầu lên lá và đắp vào vết thương. Cứ khoảng vài tiếng, bạn có thể thay lá một lần và cảm nhận hiệu quả bất ngờ của nó.

Điều trị một số bệnh lý phụ khoa

Sử dụng lá trầu không điều bệnh một số bệnh lý phụ khoa như ngứa, nhiễm nấm rất hiệu quả và được nhiều chị em tin dùng. Hiện nay, trên thị trường cũng có rất nhiều các sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ sử dụng nguyên liệu chính từ lá trầu không. Hoặc bạn có thể tham khảo cách dùng lá trầu không để xông hơi tại đây, để điều trị 1 số bệnh phụ khoa.

2. Cách bảo quản lá trầu không

cách bảo quản, bảo quản lá trầu không, tác dụng và cách bảo quản lá trầu không

Bảo quản lá trầu không

Khi mua bạn nên chọn lá trầu tươi. Ngoài ra, không nên rửa toàn bộ lá trầu rồi bỏ vào tủ lạnh vì như vậy khiến lá nhanh bị thối, úng. Chỉ nên rửa trước khi đem đi sử dụng.

Để bảo quản lá trầu không luôn tươi và sạch sẽ, khi mua về bạn nên cho vào ngăn mát tủ lạnh bảo quản ở nhiệt độ thích hợp. Muốn lá trầu tươi lâu, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh từ 1-4 độ C. Vì vi khuẩn thường phát triển mạnh khi rau quả được bảo quản ở nhiệt độ cao trên 4 độ C. Ngược lại, nếu nhiệt độ thấp quá lại có thể khiến rau quả đóng băng, nhanh hỏng.

Thỉnh thoảng lá có thể dính nước, bạn có thể cho vào túi hút chân không để giữ lá trầu tươi lâu hơn, cách này sẽ giữ lá trầu tươi mới trong vòng 1 tuần. Mỗi lần có nhu cầu sử dụng bạn chỉ cần lấy ra và rửa sạch là có thể sử dụng được.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn đã biết thêm nhiều công dụng bất ngờ về lá trầu không cũng như cách bảo quản nó sao cho giữ được độ tươi mới nhất có thể. Hãy truy cập Topcachlam thường xuyên để biết thêm những thông tin hữu ích về các cách bảo quản khác nhé.

Topcachlam

Đăng bởi: Ngọc Ý Phạm Thị

Từ khoá: Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không

Bạn thấy bài viết Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Tác dụng và cách bảo quản lá trầu không
Xem thêm bài viết hay:  Sinh năm 1996 mệnh gì? Tuổi con gì? Phong thủy tuổi Bính Tý

Viết một bình luận