Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ

Bạn đang xem: Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ tại vietabinhdinh.edu.vn

Mùa nóng này bạn có rất nhiều lựa chọn để đi du lịch, nhưng nếu có dịp về miền Tây Nam Bộ, ngoài nhìn ngắm cảnh sắc thiên nhiên nơi đây, bạn đừng quên thử ngay thức uống vô cùng thanh mát được sản xuất từ cây nhà lá vườn miền quê này: nước sương sâm (hay còn gọi là thạch sương sâm). 

1. Lá sương sâm là gì? Thức uống từ lá sâm bổ dưỡng như thế nào?

Sương sâm hay còn có tên dân dã là thạch xanh, thạch lá cây. Sương sâm là một món ăn giải khát rất tốt, đặc biệt là khi mùa hè đang “đổ bộ” trên nước ta.

Thạch sương sâm làm từ lá của cây sương sâm, một loại cây dây leo phổ biến ở các Đông Nam Á, có mặt nhiều nhất tại Thái Lan, Lào, Việt Nam,… Trong tiếng Lào, nó được gọi là “bai yanang” hay “bai ya nang” hoặc đơn giản là “yanang hay ya nang”. Tại các quốc gia này, sương sâm trở thành một thực phẩm được dùng phổ biến trong cuộc sống.

Thạch sương sâm làm từ lá sâm – loại cây phổ biến ở Đông Nam Á. (ảnh: Đỗ Khánh Ngọc)

Ở Việt Nam ta, sương sâm là loại dây leo hoang dại có sức sống vô cùng mãnh liệt, mọc quanh năm ở các bờ vườn miền Tây Nam Bộ.

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Ở Việt Nam ta, sương sâm là loại dây leo hoang dại có sức sống vô cùng mãnh liệt, mọc quanh năm ở các bờ vườn miền Tây Nam Bộ. (ảnh: Đỗ Khánh Ngọc)

Y học dân gian cho rằng, lá sương sâm có tính mát, nhuận tràng, hạ nhiệt, giải độc. Rễ làm thuốc chống sốt. Thân, lá phối hợp với các vị thuốc khác trị bệnh rất tốt. Theo kinh nghiệm của ông bà ta, mùa hè ăn sương sâm thanh nhiệt, rất tốt cho cơ thể,…

2. Cách làm thạch sương sâm – thức uống bổ dưỡng ngày hè

Lá sâm mọc hoang dại, sinh sôi nảy nở vô cùng tươi tốt ở các bờ vườn miền Tây nên người dân ở đây thường tự tay hái để tự làm thức uống bổ dưỡng vào ngày hè cho gia đình.

Món thạch sương sâm này vô cùng đơn giản và dễ làm nhưng phải biết một vài bí kíp để món được tươi ngon mà không cần có thêm một thứ hóa chất nào. Có nhiều người cho rằng, lá sâm chỉ cần được rửa sạch, cho vào cối xay sinh tố với một ít nước xay, dùng vợt vớt lấy nước, bỏ xác là xong. Nhưng thực tế không phải vậy, làm như thế nước sâm sẽ bị không đông.

Bởi sương sâm là thức uống của miền quê dân dã, mọi khâu chế biến phải đều là “made by hand”. Muốn có miếng sương sâm ngon, chất lượng (dai, giòn, màu xanh bắt mắt) phải có những bí quyết nhỏ. Bloganchoi sẽ cho bạn một vài bí kíp được bật mí từ chính các cụ ở quê:

Trước hết là khâu chọn lá. Lá sương sâm ngon không phải là lá mỏng, mượt mà, mà phải là lá già, dày, có màu xanh sậm (khi vò có nhiều nhựa, dai, không bở). Lá được ngắt cuống, rửa sạch, cho vào rổ để ráo.

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Chọn những lá già, dày, có màu xanh sậm. (ảnh: internet)

Tiếp đến cho lá sương sâm vào thau, đổ một lượng nước nấu chín để nguội vừa đủ để sương sâm khi đông không quá mềm cũng không quá cứng.

Dùng tay vò nát lá trong nước sao cho dịch nước trong lá hòa tan vào nước có màu xanh thẫm và có độ sánh. Nếu cùng nhau rủ mấy đứa bạn cùng làm thì thật thích vì khâu này nếu bạn vò một tay, không nhanh tay thì sâm sẽ mau đông lại, nước sâm sẽ bị ít đi. Càng nhiều tay vò càng nhanh, nước sâm càng ra nhiều.

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Dùng tay vò nát lá sâm. (ảnh: internet)

Cuối cùng, cho dịch nước sâm vào vợt để lược lấy nước rồi cho vào thau, bỏ xác đi.

Để nước sâm ở nơi thoáng và khô ráo, tầm 30 phút cho sâm đông cứng lại, cho vào ngăn lạnh là xong! Bạn sẽ thấy sâm đông lại hệt như chúng mình làm thạch rau câu ấy mà ở đây hoàn toàn là đông tự nhiên không pha tí hóa chất nào hết.

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Sau tất cả, bạn đã có một cục sâm ngon như này nè! (ảnh: internet)

Sương sâm khi đông có vị nhạt, phảng phất mùi lá cây. Thế nên bạn cần cho thêm đường (muốn mát thì cho đường phèn), nước đá vào món giải khát này mới ngon và hấp dẫn.

Nhiều nơi còn biến tấu, cho thạch sâm vào ly hạt é, mủ trôm nữa.

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Sương sâm biến tấu cho vào ly hạt é, mủ trôm, mát ơi là mát! (ảnh: internet)

Muốn sâm được thơm ngon, bạn cho thêm vào ly sâm một ít nước cốt dừa, vài giọt dầu chuối để có mùi thơm hấp dẫn.

3. Một vài lưu ý về nước sương sâm:

Nước sương sâm “made by hand” thơm ngon, “sạch” hoàn toàn nên bạn chỉ dùng trong ngày, để quá lâu sâm sẽ tan, lỏng không còn thơm ngon do mình không dùng chất bảo quản.

Ngược lại, sâm ngoài hàng, nhìn cứng chắc, đẹp màu nhưng không đảm bảo. Thậm chí khâu vò lá sâm không đảm bảo vệ sinh. Nên nếu bạn nào dùng sâm ngoài hàng thì cân nhắc kĩ trước khi mua.

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Sâm ngoài hàng nhìn cứng chắc, màu đẹp nhưng không đảm bảo hợp vệ sinh (ảnh: internet)

Bạn thấy sao? Nếu ngày nắng hè này, có một ly sâm thơm ngon, cho thạch sâm vào miệng nhai từ từ, vị dai giòn của sâm hòa với chút lành lạnh của nước đá, vị ngọt dịu của đường hòa với nước cốt dừa béo ngậy, thoảng chút hương thơm nhè nhẹ của dầu chuối, kích thích mọi giác quan, xua tan cái oi ả ngày hè, thật còn gì bằng!

ẩm thực, món ngon, sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền tây nam bộ

Ảnh: internet

Đăng bởi: Trường Nguyễn

Từ khoá: Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ

Bạn thấy bài viết Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Sương sâm – thức uống cực mát ngày hè của miền Tây Nam Bộ
Xem thêm bài viết hay:  Top 10 dấu hiệu nam Thiên Bình thích bạn đến mê mệt!

Viết một bình luận