Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Bạn đang xem: Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới tại vietabinhdinh.edu.vn

Hành động bắt tay hay mỉm cười là nghi thức chào hỏi thường thấy nhất ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, tại một số vùng miền lại có kiểu chào hỏi xã giao đặc trưng riêng.

Người Tây Tạng: thè lưỡi chào nhau

Kiểu chào truyền thống của người Tây Tạng là thè lưỡi. Hành động này hoàn toàn không mang ý nghĩa trêu đùa. Theo lý giải, đây là cách người Tây Tạng thể hiện họ thân thiện hiếu khách và muốn làm quen với người đối diện.

Philippines

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Nghi thức chào hỏi của người Philippines thể hiện sự tôn trọng với người lớn tuổi hay bề trên. Họ thường nắm lấy tay người cao tuổi và đặt lên trán của mình với thái độ kính trọng.

Nhật Bản

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Người Nhật khi chào nhau sẽ gập người hình cây cung một cách kính cẩn. Nếu chào một người có địa vị cao, mức độ cúi người sẽ nhiều hơn, thậm chí gập người vuông góc.

Ấn Độ

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Khi chào nhau, người Ấn Độ sẽ nói “Namaste”. Trong khi đó, họ sẽ nâng tay lên ngực với lòng bàn tay ép chặt với nhau và các ngón tay hướng lên trên.

Pháp

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Người Pháp sẽ bắt tay nhau khi gặp nhau và nói “bonjour” (Chúc một ngày mới tốt lành) vào ban ngày và “bonsoir”(Chúc một buổi tối vui vẻ). Họ sẽ bắt tay nhẹ nhàng hơn người Mỹ. Ngoài ra, phong tục truyền thống của người Pháp là hôn nhẹ lên má của người đối diện.

New Zealand

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Những người Māori ở New Zealand có thói quen chào kiểu truyền thống. Trong đó, hai người gặp nhau sẽ cọ mũi và trán vào nhau, thể hiện tình thân và thiện cảm.

Trung Quốc

Người Trung Quốc khi chào hỏi nhau chỉ bắt tay nhẹ nhàng, đặc biệt với nữ giới. Họ không có thói quen va chạm cơ thể lẫn nhau. Đặc biệt với người cao tuổi, cái bắt tay cũng nhẹ nhàng và tế nhị. Họ cũng không quen ôm hôn hay hôn tay bởi điều này chỉ dành cho những người thực sự thân tình hay quen thuộc.

Ả Rập Saudi

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Tại Ả Rập Saudi, người ta sẽ nắm tay và nói câu quen thuộc “As-salamu alaykum” (có nghĩa là cầu bình an). Sau đó, họ sẽ hôn mũi và đặt một tay lên vai người đối diện.

Kenya

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Các chiến binh trong bộ tộc Maasai ở Kenya có kiểu chào mừng người mới đến bằng cách nhảy múa. Tại đây, họ sẽ tạo thành vòng tròn và cạnh tranh với nhau để quyết định ai sẽ là người nhảy cao nhất.

Singapore

Người Singapore sẽ bắt tay nhau để chào hỏi. Với những người dân Mã Lai theo đạo Hồi, thông thường họ sẽ không bắt tay người khác giới.

Thái Lan

sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Cũng giống như Ấn Độ, người Thái chào hỏi nhau bằng thái độ cung kính theo nghi thức chắp tay cúi đầu. Khi chào, bạn phải cúi xuống để tránh nhìn thẳng vào mắt đối phương. Khi nữ giới chào sẽ nói “sawadee kha”, khi nam giới chào sẽ nói “sawadee khab”.

Theo Dân Trí

Đăng bởi: Bùi Xuân Công

Từ khoá: Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới

Bạn thấy bài viết Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Sự khác biệt trong văn hóa chào hỏi ở các quốc gia trên thế giới
Xem thêm bài viết hay:  Cách mua ốp lưng UAG chính hãng – So sánh UAG chính hãng và hàng Fake

Viết một bình luận