Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng

Bạn đang xem: Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng tại vietabinhdinh.edu.vn

Sau sinh bao lâu có thể tập yoga là thắc mắc của nhiều chị em sau hành trình vượt cạn. Với vô vàn lợi ích về sức khoẻ và vóc dáng, tâm lý các chị em sau sinh nôn nóng quay lại phòng tập là điều dễ hiểu. Nhưng khi nào là thời điểm thích hợp? Hãy cùng tìm hiểu bên dưới nhé.

Lợi ích của yoga với phụ nữ sau sinh

  • Nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh
  • Giúp tinh thần sảng khoái
  • Giảm cân và cải thiện vóc dáng sau sinh
  • Giúp xương và cột sống vững chắc, các cơ bắp, khớp linh hoạt hơn
  • Cải thiện chức năng các bộ phận trong cơ thể như tim (giúp giảm huyết áp) và phổi (giúp việc hô hấp nhẹ nhàng hơn).
  • Giảm các nguy cơ mắc phải các căn bệnh nguy hiểm như đột quỵ, cao huyết áp,…
  • Chống trầm cảm sau sinh

Tập luyện thôi chưa đủ, mẹ cũng nên uống đủ nước và chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Đồng thời, mẹ có thể tham khảo thêm các món ăn lợi sữa dễ tìm để bé có nhiều sữa bú.

Sau sinh bao lâu thì có thể tập yoga?

Thông thường, mẹ sau sinh có thể bắt đầu tập yoga sau khoảng 6-8 tuần. Tuy nhiên, đây là đối với trường hợp mẹ sinh thường. Còn đối với các mẹ sinh mổ thì thường có xu hướng yếu hơn. Do đó, phụ nữ sinh mổ cần ít nhất 4 tháng để sức khoẻ hồi phục ổn định và vết mổ lành lại. Lưu ý, đây chỉ là mốc thời gian tham khảo, các bạn nên lắng nghe cơ thể của mình vì có thể cần nhiều hơn 4 tháng.

Mặc dù chị em khá nôn nóng để quay lại các bài tập để giảm cân, nhưng thường “dục tốc thì bất đạt”. Do đó, trong thời gian chờ đợi phục hồi, chị em có thể vận động nhẹ. Có thể đi bộ qua lại mỗi ngày một chút, xem như là quá trình khởi động trước khi quay lại tập yoga.

Điều quan trọng là bạn phải kiên nhẫn, đợi cơ thể hoàn toàn hồi phục. Đừng vội tập yoga sau sinh khi các vết thương chưa lành và sức khoẻ chưa sẵn sàng. Vì mẹ sẽ phải đối mặt với những nguy hiểm không đáng có.

Tình trạng tách cơ bụng khá phổ biến sau khi mang thai và có thể ảnh hưởng đến cách thức và thời điểm bạn trở lại tập luyện yoga. Do đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tập. Và cẩn thận chọn những động tác yoga thích hợp mẹ nhé.

Động tác Yoga nên tránh khi mới quay lại tập sau sinh

Hầu hết các động tác yoga đều khá an toàn. Nếu mẹ sinh mổ hay bị tách cơ bụng sau sinh thì nên tránh những động tác sau trong thời gian đầu.

Rắn Hổ Mang

Động tác này giúp bạn tăng cường sức mạnh của lưng dưới, đùi trong và sàn chậu. Nhưng nó có thể gây căng thẳng lên vết mổ. Vô tình làm trầm trọng thêm các cơn đau nào bạn đang có và sẹo khó lành. Khi bị tách cơ bụng thì phần cơ bụng khá yếu, tư thế rắn hổ mang sẽ làm tình trạng này thêm tồi tệ.

Vì vậy, trong khi bạn xây dựng lại lõi và sàn chậu hoặc cho đến khi vết sẹo của bạn lành hoàn toàn, bạn có thể chọn một vết rạn nhẹ nhàng hơn, giống như tư thế của trẻ em. Đừng quên siết chặt các cơ ngăn dòng nước tiểu trong khi bạn đang giữ tư thế.

Xoắn nghiêng

Động tác này gây áp lực lên bụng và các cơ quan nội tạng và nên tránh cho đến khi vết mổ và vết thương trực tràng hoàn toàn lành. Điều này có thể làm suy yếu sự phân tách của cơ bụng.

Cánh cung

Động tác này gây áp lực rất lớn lên cả vết mổ sau phẫu thuật và cơ bắp đang yếu của bạn. Trong khi đó, nếu bạn cần thư giãn cơ thể và uốn cong cột sống, bạn có thể chọn tư thế mặt bò (Cow Face Pose) hoặc tư thế Staff Pose.

Tư thế Hanumanasana

Nếu vết mổ của bạn chưa lành và bạn thực hiện động tác này, khả năng rất cao vết mổ sẽ bị rách. Điều này hoàn toàn không tốt chút nào. Động tác này tập trung vào phần dưới của cơ thể, đặc biệt là nhóm cơ hamstrings và hip flexors.

Những nhóm cơ này không hoàn toàn bị ảnh hưởng bởi sinh mổ hay tình trạng tách cơ bụng. Nhưng hãy nhớ, bạn đang hồi phục dần sau cơn vượt cạn, do đó chờ đợi thêm một chút cũng không sao.

Lưu ý khi tập yoga sau sinh

  • Phải thực hiện các bài tập khởi động làm ấm cơ thể trước khi tập.
  • Không tập quá sức, có thể gây ảnh hưởng đến vết mổ và các cơ bị tổn thương khó có thể phục hồi trở lại
  • Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chắc chắn rằng cơ thể bạn đã đủ điều kiện để tập thể dục.
  • Thực hiện từng chút một, không cần vội và nản lòng khi thời gian đầu chưa tập được nhiều. Kiên nhẫn với cơ thể các mẹ nhé.
  • Cường độ nặng của bài tập tăng dần từ từ tuỳ theo khả năng chịu đựng của cơ thể.

Quay lại tập yoga sau sinh để khoẻ hơn và quay lại hình thể ban đầu là ước muốn của nhiều chị em. Tuy nhiên, chị em đừng quá nóng vội mà lại ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ. Đừng để tập yoga để khoẻ lại biến thành một “thảm hoạ” không đáng có nhé.

  • Bài tập yoga cho dân văn phòng giúp tăng dẻo dai cột sống

Đăng bởi: Võ Chí Dũng

Từ khoá: Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng

Bạn thấy bài viết Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Sau sinh bao lâu có thể tập yoga? Những động tác nên tránh khi sinh mổ hay bị tách cơ bụng
Xem thêm bài viết hay:  100+ Hình ảnh xe Sonic độ kiểng đẹp nhất 2023

Viết một bình luận