Những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ

Bạn đang xem: Những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ tại vietabinhdinh.edu.vn

Làm sao để trẻ em có hứng thú với các trò chơi vận động ngoài trời luôn là vấn đề đau đầu với các bậc làm cha mẹ, các thầy cô giáo. Nhưng trò chơi vận động không chỉ rèn sức khỏe, tinh thần đoàn kết mà còn giúp trẻ có phản ứng nhanh nhẹn, phát triển các kỹ năng xã hội khi chơi với các bạn khóc. Trong bài viết này, ThuThuatPhanMem sẽ chia sẻ đến bận những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ, giúp trẻ có một tuổi thơ trở nên thú vị và đáng nhớ hơn.

1. Cướp cờ

Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện sức khỏe, xây dựng tinh thần đoàn kết

Chuẩn bị: lá cờ, một vòng tròn, vạch xuất phát là đích của 2 đội

Cách chơi:

Các thành viên sau khi được chia đều về hai đội chơi sẽ bắt đầu đứng thành hàng ngang ở vạch xuất phát. Sau đó sẽ điểm danh từ một đến hết, mỗi người chơi phải tự nhớ số của mình.

Quản trò sẽ đứng giữa sân chơi, lần lượt gọi số của người chơi. Khi chủ quản gọi đến số nào, hai số tương ứng của hai đội sẽ nhanh chóng chạy tới vòng tròn giữa sân để cướp cờ. Cùng một lúc, quản trò có thể gọi hai, ba, bốn số cùng lên hoặc cùng về. Khi chủ quản gọi số nào về thì số đó phải nhanh chóng trở về và đứng ở vạch xuất phát của đội minh.

Người đầu tiên cướp được cờ phải nhanh chóng chạy về vạch xuất phát của đội mình, tránh để người chơi còn lại chạm vào người mình. Nếu đang cầm cờ bị người chơi cùng số chạm vào, điểm sẽ được tính cho đội đuổi theo. Ngược lại, đội cướp cờ đem được cờ về đích an toán sẽ được tính điểm.

Luật chơi:

  • Khi đang cầm cờ, bị người chơi cùng số của đội bạn chạm vào người thì sẽ tính là thua, điểm sẽ được ghi cho đội bạn. Bị người không cùng số với mình chạm vào thì sẽ không bị thua. Khi cướp được cờ và đem cờ về thành công thì đội cướp cờ được tính điểm.
  • Trong quá trình cầm cờ, được phép bỏ cờ xuống đất nếu cảm thấy có nguy cơ bị đội bạn chạm vào người.
  • Chỉ có người chơi được gọi đúng số của mình mới được chạy lên, nếu sai sẽ bị trừ một điểm của đội mình. Nếu số nào bị chết thì quản trò không được phép gọi số đó nữa.
  • Người chơi phải vận dụng mọi cơ hội để cướp cờ. Không gây thương tích, xô đẩy trong quá trình cướp cờ và chỉ được phép cướp trong vòng tròn.

2. Kéo co

Kéo co

Mục đích: Rèn luyện thể lực, gia tăng sức khỏe cho trẻ

Chuẩn bị: Một sợi dây thừng dài, ở giữa được buộc một sợi dây vải màu đó và một vạch thẳng làm ranh giới giữa hai đội

Cách chơi:

  • Cũng như các trò chơi khác, các thành viên sẽ được chia thành hai phe, tương đương nhau về sức lực. Sau đó sẽ chọn ra một người khỏe nhất để đứng đàu hàng, trước vạch chuẩn.
  • Khi trọng tài hô chuẩn bị, các thành viên của cả hai đội sẽ nắm chặt vào sợi dây thừng sao cho sợi dây đỏ trên dây thừng nằm đúng vị trí vạch đã kẻ.
  • Khi có tín hiệu bắt đầu, các thành viên sẽ cùng nhau kéo mạnh về phía của đội mình. Người đầu hàng của bên nào dẫm chân vào vạch ranh giới trước sẽ là đội thua cuộc.

Luật chơi:

  • Bên nào giẫm vào vạch chuẩn trước là thua cuộc.

3. Trốn tìm

Trốn tìm

Mục đích: Giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội khi chơi với các bạn khác, cải thiện sự cân bằng và sự nhanh nhẹn.

Chuẩn bị: Số lượng người chơi từ 5 – 10 người, không gian chơi rộng, càng nhiều các góc, các chỗ núp, chỗ khuất càng phù hợp.

Cách chơi:

  • Để chọn ra người bịt mắt và đi tìm, cả nhóm sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra người thua cuộc.
  • Trò chơi bắt đầu, người đi tìm sẽ úp mặt vào bờ tường, cây hoặc cột điện, … sao cho không còn nhìn thấy những người xung quanh và bắt đầu tiến hành đếm “5… 10… 15… 20…. đến 95… 100”. Không nên đếm quá nhanh, mỗi nhịp nên cách nhau từ 1 – 2s. Những người còn lại sẽ nhanh chóng đi tìm chỗ nấp. Ngoài ra để có thêm thời gian cho những người còn lại đi tìm chỗ trốn, người chơi có thể thỏa thuận với nhau sẽ đếm đến bao nhiêu.
  • Sau khi người đi bịt mắt đếm xong, phải hô xong và bắt đầu đi tìm người chơi còn lại. Nếu phát hiện ra ai, người đi tìm phải hô to tên người đó và nhanh chóng chạy đến và chạm vào vị trí bịt mắt ban đầu. Nếu người bị gọi tên chạm vào vị trí bịt mắt ban đầu trước thì người đó vẫn được tính là an toàn. Ngược lại, người đó sẽ bị tính là thua cuộc.
  • Nếu còn từ 1 đến 2 người không thể tìm ra được, người đi tìm phải hô to “Thả cóc, cóc không ra cóc chết”. Những người còn lại ấy phải nhanh chóng chạy ra khỏi chỗ chốn.
  • Nếu người đi tìm không tìm được ai, thì sẽ tiếp tục bị bịt mắt và đi tìm ở vòng chơi tiếp theo. Nếu như có nhiều người thua cuộc, sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm người bịt mắt.

Lưu ý: Để đảm bảo tính công bằng trong trò chơi cần tuân thủ các quy định sau

  • Người chơi chỉ được phép trốn trong phạm vi đã được quy định ngay từ ban đầu, không được phép trốn ở những nơi khác.
  • Người đi tìm phải trung thực, không được hé mắt quan sát những người đi trốn trước khi có hiệu lệnh đi tìm.

4. Rồng rắn lên mây

Rồng rắn lên mây

Mục đích: Giúp trẻ phát triển vận động nhanh nhẹn, khéo léo, tư duy phán đoán, phản xạ nhanh nhẹn, giáo dục tính tập thể.

Chuẩn bị: Sân chơi rộng, số lượng trẻ từ 10 – 15 người, người chơi phải biết bài đồng dao trước khi chơi.

Cách chơi:

  • Để bắt đầu trò chơi, cả nhóm người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra người thắng cuộc. Người thắng cuộc sẽ đóng vai là thầy thuốc và ngồi một chỗ.
  • Những trẻ còn lại sẽ nối đuôi nhau thành hàng dài, nối đuôi nhau bằng cách ôm hông, nắm vạt áo hoặc đặt tay lên vai người đứng trước, cứ thế thành một hàng dài giống hình một con rắn. Người đứng đầu phải dang rộng tay ra hai bên, đi vòng vèo quanh sân, vừa đi vừa đọc bài đồng dao.
  • Khi câu “có nhà hay không?” vừa dứt, đoàn rồng rắn đứng đối diện với thầy thuốc. Trước câu hỏi của rồng rắn, thầy thuốc có thể nói “đi vắng” hoặc “đang bận việc gì” để rồng rắn sẽ lại đi vài vòng rồi quay lại hỏi.
  • Trò chơi bắt đầu bằng bài đồng dao:

“Rồng rắn lên mây
Có cây lúc lắc
Có nhà hiển vinh
Hỏi thăm thầy thuốc
Có nhà hay không?”
+ Thầy thuốc: Thầy thuốc đi vắng
+ Rắn: Lại đi tiếp và đọc lời ca
+Thầy thuốc: Thầy thuốc đang ăn cơm
+ Rắn: Lại đi tiếp và đọc lời ca
+ Thầy thuốc: Thầy thuốc có nhà. Mẹ con con rắn đi đâu?
+ Rắn: Mẹ con rồng rắn đi xin thuốc
+ Thầy thuốc: Xin khúc đầu
+ Rắn: Cùng xương cùng xẩu
+ Thầy thuốc: Xin khúc giữa
+ Rắn: Cùng máu cùng mẹ
+ Thầy thuốc: Xin khúc đuôi
+ Rắn: Tha hồ mà đuổi

  • Khi nghe đến câu “Tha hồ mà đuổi”, thầy thuốc sẽ đuổi bắt lấy đuôi của đoàn rồng rắn. Người đứng đầu phải dang hai tay ra để cản không cho thầy thuốc có cơ hội bắt đuôi. Đầu chạy phía nào đuôi chạy phía nấy. Nếu “rồng rắn” bị đứt đuôi, đứt khúc hoặc bị thầy thuốc tóm được đuôi là thua cuộc.

Luật chơi:

  • Khi đọc đến câu “tha hồ mà đuổi” thì thấy thuốc chỉ được bắt đuôi rắn, nếu đuôi đứt, coi như thua.

5. Ghế âm nhạc

Ghế âm nhạc

Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện kỹ năng vận động, phản xạ nhanh

Chuẩn bị: Vài chiếc ghế nhỏ cho trẻ, âm nhạc

Cách chơi:

  • Người quản trò sẽ đặt ghế thành một vòng tròn hoặc theo một đường zíc zắc.
  • Khi tiếng nhạc vang lên, người chơi sẽ đi vòng quanh những chiếc ghế.
  • Khi tiếng nhạc dừng lại, người chơi phải nhanh chóng ngồi vào ghế gần nhất. Người nào không dành được ghế sẽ bị loại. Sau mỗi vòng, số ghế sẽ được giảm bớt đi.
  • Người cuối cùng ngồi trên ghế sẽ là người chiến thắng.

6. Vòng quanh sô cô la

Vòng quanh sô cô la

Mục đích: Rèn luyện thính giác, óc phán đoán

Chuẩn bị: Một sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi, một chiếc khăn để bịt mắt.

Cách chơi:

  • Để tìm ra người bị bịt mắt, người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì. Người thua sẽ bị bịt mắt, những người còn lại sẽ cầm tay nhau để tạo thành vòng tròn bao quanh người bịt mắt.
  • Trò chơi bắt đầu khi bài ca dao “Vòng quanh sô cô la, đánh đa, bánh đúc, sữa đậu nành, bánh đậu xanh, sống hay chết trả lời mau”.
  • Nếu người bị bịt mắt chọn chết, các thành viên sẽ ngồi xuống ngay tại vị trí đang đứng và lấy hai tai bịt tai lại. Người bịt mắt sẽ di chuyển đến những người đang ngồi, dùng mọi cách để cảm nhận xem người đó là ai.
  • Nếu người bị bịt mắt chọn sống, các thành viên sẽ được phép di chuyển nhưng trong phạm vi nhất định.
  • Người bịt mắt đoán đúng tên người mình bắt được thì người bị đoán sẽ thua cuộc và thay thế vị trí người bịt mắt. Nếu đoán sai, người bị bịt mắt sẽ tiếp tục bị bịt mắt trong vòng chơi tiếp theo.

Lưu ý:

Người bị bắt có thể lừa người chơi bằng cách khuỵu chân hoặc kiễng lên cao sao cho người bịt mắt không đoán ra mình.

7. Cá sấu lên bờ

Cá sấu lên bờ

Mục đích: Góp phần rèn luyện thân thể, tạo không khí vui chơi sôi nổi, ý thức đoàn kết, tinh thần tập thể.

Chuẩn bị: Sân chơi rộng rãi gần khu vực có bậc thềm hoặc vạch 2 đường vạch cách nhau khoảng 3m để làm bờ.

Cách chơi:

  • Người chơi sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra người sẽ đóng vai là cá sấu và đi lại dưới nước (ở sân hoặc giữa hai vạch). Cá sấu có nhiệm vụ bắt những người nào ở dưới nước hoặc người nào thò một chân xuống dưới nước (tức nhảy ra khỏi vạch hoặc thò một chân ra khỏi vạch).
  • Những người còn lại chia nhau đứng trên bờ (bậc thềm hoặc đứng ngoài hai bên vạch) chọc tức cá sấu bằng cách đợi cá sấu ở xa thì thò một chân xuống nước hoặc nhảy xuống nước và vỗ tay hát “Cá sấu, cá sấu lên bờ”. Khi nào cá sấu quay lại thì nhảy ngay lên bờ.

Luật chơi:

  • Người nào không may mắn bị cá sấu bắt thì sẽ phải thay thế làm cá sấu. CÙng lúc hai người trở lên bị cá sấu bắt được sẽ tiến hành oẳn tù tì để tìm ra cá sấu mới.
  • Nếu cá sấu không bắt được người nào thì vẫn tiếp tục làm cá sấu đến khi mệt quá thì thôi. Trò chơi sẽ lại được bắt đầu tại từ đầu bằng cách oẳn tù tì để tìm ra con cá sấu khác.
  • Cá sấu không được phép dùng tay kéo người từ trên bờ xuống nước trừ khi người đó đang ở dưới nước hoặc thò chân xuống.
  • Người chơi khi qua sông không được đi nửa chừng rồi quay lại, dù vòng vèo thì cuối cùng cũng phải lên một bờ khác.

8. Mèo đuổi chuột

Mèo đuổi chuột

Mục đích: Phát riển các cơ vận động, khả năng khéo léo, nhanh nhẹn khi vận động.

Chuẩn bị: Số lượng người chơi từ 10 người trở lên, sân chơi bằng phẳng, rộng rãi như sân trường, sân thể dục, sân chơi.

Cách chơi:

  • Chủ quản sẽ tìm ra hai người chơi, một người đóng vai mèo, một người đóng vai chuột bằng cách chọn ra hai người ngẫu nhiên hoặc bằng cách oẳn tù tì.
  • Tất cả những người chơi còn lại sẽ đứng thành vòng tròn, tay nắm tay nhau. Chuột và mèo sẽ đứng giữa vòng tròn, quay lưng lại với nhau.
  • Khi chủ quản hô “Bắt đầu”, chuột bắt đầu chạy, còn mèo đuổi theo chuột. Chuột phải chạy luồn lách qua các “hang” là khoảng cách trống dưới các cánh tay của các người chơi. Còn mèo đuổi theo, chuột chạy chỗ nào, thì mèo phải chạy đúng vào hang đó, để tìm cách chạm vào mèo.
  • Những người chơi còn lại vừa tìm cách giúp đỡ chuột vừa hát bài đồng dao. Khi chuột chạy tới phải giơ tay lên cao để chuột có thể chạy nhanh qua, khi mèo chạy qua sẽ hạ thấp tay xuống để cản trở mèo.
  • Khi hát xong bài đồng dao, người chơi sẽ ngồi thụp xuống tại vị trí mình đang đứng. Trò chơi sẽ kết thúc khi bài ca dao được vang lên 2,3 lần hoặc đến khi mèo bắt được chuột thì thôi. Cho đến khi kết thúc ván chơi nếu mèo không chạm được vào chuột thì mèo thua. Nếu mèo và chuột không cùng ở trong hoặc cùng ở bên ngoài vòng tròn thì chuột sẽ thắng.
  • Kết thúc, có thể hoán đổi hai vai mèo và chuột hoặc chọn ra người chơi khác để tiếp tục ván mới.

Bài đồng dao Mèo đuổi chuột

“Mèo đuổi chuột
Mời bạn ra đây
Tay nắm chặt tay
Đứng thành vòng rộng
Chuột luồn lỗ hổng
Chạy vội chạy mau
Mèo đuổi đằng sau
Chốn đâu cho thoát
Thế rồi chú chuột
Lại đóng vai mèo
Co cẳng chạy theo
Bắt mèo hóa chuột.”

Luật chơi:

  • Chuột chạy, mèo đuổi bắt. Nếu chuột chạy được hai, ba vòng mà mèo chưa bắt được là mèo thua cuộc.

9. Đi tàu hỏa

Đi tàu hỏa

Mục đích: Giúp trẻ vận động thể hình nhẹ nhàng

Chuẩn bị: Một khoảng sân rộng

Cách chơi:

  • Bắt đầu trò chơi, người chơi sẽ xếp thành một hàng dọc, người đằng sau đặt tay lên vai người đằng trước. Người đi đầu vừa có nhiệm vụ dân đoàn vừa hô hiệu lệnh “Tàu lên dốc” hoặc “Tàu xuống dốc”.
  • Khi nghe lệnh “Tàu lên dốc” tất cả chạy chậm, bàn chân nhón lên, chạy bằng mũi bàn chân. Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
  • Khi nghe lệnh “Tàu xuống dốc”, tất cả chạy chậm chậm bằng gót chân.
  • Trong lúc chạy, mọi người cùng hát bài đồng dao:

“Đi cầu đi quán
Đi bán lợn con
Đi mua cái xoong
Đem về đun nấu
Mua quả dưa hấu
Về biếu ông bà
Mua một đàn gà
Về cho ăn thóc
Mua lược chải tóc
Mua cặp cài đầu
Đi mau, về mau
Kẻo trời sắp tối”.

Luật chơi:

  • Đoàn tàu vừa hát bài đồng dao vừa phải chạy theo hiệu lệnh của đầu tàu. Nếu ai không làm đúng động tác sẽ phải chịu hình phạt.

10. Một hai ba

Một hai ba

Mục đích: Giúp trẻ rèn luyện thân thể, phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo

Cách chơi:

  • Trò chơi này sẽ oẳn tù tì để xác định người bị phạt. Những người còn lại sẽ đứng thành một hàng trước vạch kẻ. Người bị phạt sẽ đứng quay lưng về phía những người còn lại.
  • Người bị phạt sẽ tiến hành đọc to “Một – hai – ba”. Trong lúc người bị phạt đếm, người chơi còn lại sẽ nhanh chóng bước lên phía trước. Khi người bị phạt đếm đến ba và quay người lại, phát hiện người nào đang di chuyển hoặc cử động sẽ bị thua. Người đó sẽ bị tạm ngừng chơi và đứng ra một góc. Những người chơi còn lại vẫn tiếp tục choi.
  • Khi có một ai đó tiến đến sát người bị phạt và chạm vào người bị phạt trước khi bị phát hiện thì những người còn lại thì tất cả người chơi (kể cả người đang bị tạm ngưng chơi) sẽ chạy ùa về mức ban đầu. Người bị phạt sẽ rượt theo, chạm tay trúng ai thì người đó sẽ bị phạt và trò chơi lại bắt đầu.

Luật chơi:

  • Sau khi hô xong tiếng “ba” người bị phạt mới được phép quay lại.

11. Cáo và thỏ

Cáo và thỏ

Mục đích: Rèn luyện phản xạ nhanh, khéo léo cho trẻ

Chuẩn bị: Khoảng sân rộng

Luật chơi:  Thỏ phải vào đúng hang của mình. Nếu bị cáo bắt hoặc chạy về nhầm hang sẽ bị loạt khỏi trò chơi trong một lần chơi.

Cách chơi:

  • Chọn ra một người đóng vai trò là cáo và ngồi rình ở phía góc lớp. Số người chơi còn lại sẽ được đóng vai là thỏ và chuồng. Mỗi một bạn thỏ sẽ có một cái chuồng ứng với một bạn đóng. Người làm chuồng sẽ tự chọn chỗ đứng cho mình, có nhiệm vụ vòng tay ra phía trước đón thỏ khi bị cáo đuổi.
  • Để tránh vào nhầm chuồng và bị cáo bắt, các chú thỏ phải nhớ đúng chuồng của mình. Trò chơi bắt đầu, các chú thỏ sẽ nhảy đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai tay lên đầu vẫy vẫy giống tai thỏ vừa đọc bài thơ:

“Trên bãi cỏ
Chú thỏ con
Tìm rau ăn
Rất vui vẻ
Thỏ nhớ nhé
Có cáo gian
Đang rình đấy
Thỏ nhớ nhé
Chạy cho nhanh
Kẻo cáo gian
Tha đi mất.”

  • Kết thúc bài thơ, cáo bắt đầu xuất hiện và đuổi bắt thỏ. Khi cáo “gừm, gừm”, thỏ phải nhanh chóng chạy về phía chuồng của mình. Những chú thỏ bị cáo bắt sẽ ra ngoài một lần, sau đó sẽ đổi ngược vai với chuồng để tiếp tục trò chơi.

Lưu ý: Thời gian cáo xuất hiện luôn thay đổi, có khi mới đọc được nửa bài, có khi được mấy câu.

13. Trò chơi trời nắng, trời mưa

Trò chơi trời nắng, trời mưa

Mục đích: Rèn kỹ năng đi, chạy, bật nhảy về phía trước, phản xạ nhanh theo hiệu lệnh của cô.

Chuẩn bị: Mũ thỏ, sân chơi rộng rãi. Một số vòng tròn sao cho sao cho số vòng tròn ít hơn số người chơi 3 -4 vòng, mỗi vòng cách nhau từ 30 – 40 cm.

Cách chơi:

  • Người chơi sẽ đóng vai người đi học, vừa đi vừa hát theo nhịp của quản trò. Khi có hiệu lệnh “Trời mưa”, người chơi phải nhanh chóng tìm nơi trú mưa để tránh bị ướt (tức là chạy đến vòng tròn gần nhất). Người nào chạy chậm không tìm được nơi trú sẽ bị ướt và phải ra ngoài một lần chơi.
  • Khi có hiệu lệnh “Trời nắng”, người chơi sẽ chạy ra khỏi vòng tròn. Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, người chơi lại nhanh chóng tìm nơi trú mưa.

Luật chơi: Khi có hiệu lệnh “trời mưa”, trẻ phải nhanh chóng tìm một nơi trú mưa. Ai không tìm được nơi trú phải ra ngoài một lần chơi.

14. Trò chơi chuyền bóng

Trò chơi chuyền bóng

Mục đích: Giúp trẻ giữ được sự khéo léo, khả năng phản xạ cũng như tinh thần tập thể, đồng đội.

Chuẩn bị: 2 – 3 quả bóng, khoảng sân vừa đủ với số lượng người chơi

Luật chơi: Ai làm rơi bóng phải ra ngoài một lần chơi

Cách chơi:

  • Chủ quản sẽ yêu cầu người chơi đứng thành một vòng tròn, nếu người chơi quá đông, có thể chia người chơi thành nhiều vòng tròn hơn. Cứ 10 người thì sẽ có một người cầm bóng.
  • Khi có hiệu lệnh “bắt đầu”, người đang cầm bóng sẽ chuyền bóng cho bạn bên cạnh, lần lượt theo chiều kim đồng hồ. Người chơi phải vừa chuyền vừa hát theo bài hát:

 “Không có cánh
Mà bóng biết bay
Không có chân
Mà bóng biết chạy
Nhanh nhanh bạn ơi
Nhanh nhanh bạn ơi
Xem ai tài, ai khéo
Cùng thi đua nào.”

  • Để trò chơi thêm phần hấp dẫn, người quản trò sẽ cho các đội thi đua với nhau, đội nào ít làm rơi bóng và về đích sớm là đội thắng cuộc.

15. Chạy tiếp cờ

Chạy tiếp cờ

Chuẩn bị:

  • Sân bằng phẳng, rộng rãi, sạch sẽ an toàn cho trẻ.
  • Lá cờ nhỏ, ghế học sinh (số lượng bằng với số đội chơi) (có thể thay bằng vật khác như lá cớ thay cái thước, ghế học sinh thay bằng quả bóng, …).
  • Ghế được xếp cách người chơi tầm 2m.

Luật chơi:

  • Từng thành viên trong đội cầm cờ chạy vòng qua ghế rồi quay về chỗ. Đội nào xong trước thì thắng.

Cách chơi:

  • Người quản trò sẽ chia người chơi thành các nhóm với số lượng người chơi là như nhau và yêu cầu xếp thành hàng dọc. Người đứng đầu hàng sẽ cầm cờ.
  • Khi có hiệu lệnh “Hai, ba” vang lên, người chơi nhanh chóng chạy về phía ghế, vòng qua ghế rồi chạy về chuyền cờ cho người tiếp theo và đứng vào phía cuối hàng. Người thứ hai sau khi nhận được cờ sẽ tiếp tục chạy nhanh lên, vòng qua ghế và chuyền cho người tiếp theo. Cứ như vậy, nhóm nào hết lượt trước sẽ là nhóm chiến thắng.
  • Đội nào có người chơi không chạy vòng qua ghế hoặc chưa cầm cờ đã chạy thì đội đó sẽ lại bắt đầu lại từ người chơi đầu tiên.

16. Trò chơi bịp mắt bắt dê

Bịt mắt bắt dê

Mục đích: Rèn luyện thính giác, óc phán đoán

Chuẩn bị: Sân rộng vừa đủ cho số lượng người chơi

Cách chơi:

  • Sau khi tìm ra hai người chơi thua cuộc trong trò “Tay trắng tay đen” và Oẳn tù tì, sẽ tiến hành phân vai người chơi. Người thắng sẽ làm dê, người thua sẽ bị bịt mắt và phải đi tìm dê.
  • Những người chơi còn lại có nhiệm vụ đứng thành vòng tròn quây quanh dê và người tìm dê. Người làm dê liên tục phải kêu “be, be” và né tránh người bị bịt mắt. Dê không được phép chạy ra khỏi vòng tròn, nếu phạm luật sẽ đổi vai và trở thành người bị bịt mắt.
  • Trò chơi sẽ bắt đầu ván mới khi người bị bịt mắt bắt được dê.

Cách chơi khác:

  • Quản trò sẽ tiến hành các trò chơi nhỏ để tìm ra người thua cuộc. Người thua cuộc sẽ bị bịt mắt và phải đi tìm dê. Những người còn lại sẽ đóng vai dê. Người làm dê phải luôn miệng kêu “be, be”, hoặc trêu chọc người bị bịt mắt đồng thời phải né tránh để người bịt mắt không chạm vào mình.
  • Người bịt mắt bắt được ai sẽ chạm vào người đó và bắt đầu đoán tên. Nếu đoán đúng, hai người sẽ đổi vai cho nhau, ngược lại, trò chơi vẫn sẽ tiếp tục. Người bị bắt được phép lừa người bịt mắt cách khuỵu chân xuống hoặc kiễng chân lên cao để người bị bịt mắt không thể đoán ra mình.

Trên đây là những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ ThuThuatPhanMem muốn gửi đến bạn. Hy vọng những trò chơi trên sẽ giúp trẻ trở nên yêu thích những trò chơi vận động, nâng cao tính đồng đội, rèn luyện tính tập thể hơn.

Bạn thấy bài viết Những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Những trò chơi vận động ngoài trời hay nhất cho trẻ
Xem thêm bài viết hay:  TOP Review phim POKEMON SS25 TẬP 1099-1101 , Tóm tắt Phim Hoạt Hình Pikachu

Viết một bình luận