Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo?

Bạn đang xem: Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo? tại vietabinhdinh.edu.vn

Khoai lang là một loại củ phổ biến và quen thuộc trong cuộc sống của người Việt. Nếu như trước đây, khoai lang là nguồn thực phẩm dành cho người nghèo khi không có gạo ăn thì ngày nay, loại củ này đã trở thành một nguồn thực phẩm bổ dưỡng mà các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên sử dụng đều đặn. Nếu đã từng ăn khoai lang thì chắc hẳn bạn rất yêu thích loại củ vừa thơm ngọt lại bổ dưỡng này. Nhưng liệu bạn có biết Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo không? Theo NgonAZ, trước khi muốn ăn khoai lang giảm cân, bạn phải quan tâm vấn để này trước.

Khoai lang không chỉ tốt cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa mà còn có tác dụng giúp giảm cân hiệu quả nữa. Vậy, khoai lang bao nhiêu calo?, khoai lang tím bao nhiêu calo?

Khoai lang có chất gì?

Như đã nói đến ở trên, khoai lang không chỉ đơn thuần là một loại củ thơm ngon mà còn mang lại nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể. Hãy cùng tìm hiểu xem khoai lang có chất gì nhé.

Khoai lang là một loại rau củ ngọt nằm ở dưới đất, được phát triển từ rễ của cây khoai lang. Hiện nay có rất nhiều loại khoai lang với kích cỡ, màu sắc và giá trị dưỡng chất khác nhau như khoai lang trắng, khoai lang vàng, khoai lang tím, khoai lang cam… Trong đó, khoai lang trắng được xem là nguồn thực phẩm hữu hiệu nhất đối với quá trình giảm cân của con người.

Khoai lang chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe con người

Khi được hỏi khoai lang có chất gì thì các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định rằng loại rau củ từ lòng đất này là một nguồn thực phẩm rất giàu chất xơ, vitamin (vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C…), khoáng chất (kali, đồng, mangan, niacin…) và nhiều dưỡng chất quan trọng khác như beta – carotene, lipid, glucid, protein…

Riêng khoai lang vàng và khoai lang tím là hai loại khoai lang có chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể, ổn định các chức năng quan trọng, bảo vệ DNA, bảo vệ tim mạch, chống viêm, ngăn ngừa ung thư và ức chế quá trình lão hóa.

Xác định chính xác khoai lang có chất gì là yếu tố vô cùng quan trọng để chúng ta biết được những giá trị dinh dưỡng và lợi ích tuyệt vời của nó.

Tham khảo: Cách làm khoai lang tím luộc đơn giản

Dinh dưỡng trong củ khoai lang

Như đã nói đến ở trên, khoai lang chứa rất nhiều dưỡng chất và các hoạt chất khác nhau. Dưới đây, chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết hơn về một số dưỡng chất quan trọng nhất để biết giá trị dinh dưỡng của khoai lang nhé.

Carbohydrate

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì một củ khoai lang luộc có kích cỡ trung bình và không bỏ vỏ sẽ chứa khoảng 27g carbs, trong đó tinh bột chiếm tới 53%, 32% còn lại là các loại đường đơn như fructose, glucose, sucrose, maltose.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết của khoai lang khá cao, từ 44 – 96. Đây là chỉ số cho thấy thước đo nồng độ đường huyết tăng lên sau khi ăn một bữa ăn có chứa thực phẩm tương ứng.

Với chỉ số này, khoai lang đôi khi không phù hợp đối với các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, nếu chế biến khoai lang bằng cách luộc thì chỉ số đường huyết sẽ thấp hơn khá nhiều so với việc chế biến bằng phương pháp chiên, nướng…

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang rất cao

Tinh bột

Trong khoai lang có chứa khá nhiều tinh bôt. Trong đó, 80% là tinh bột tiêu hóa nhanh, 11% là kháng tinh bột và 9% là tinh bột tiêu hóa chậm.

Tinh bột tiêu hóa nhanh sẽ nhanh chóng bị chuyển hóa và hấp thụ vào cơ thể làm cho chỉ số đường huyết tăng lên nhanh chóng. Tinh bột tiêu hóa chậm sẽ được chuyển hóa và hấp thu chậm hơn, từ đó giúp cơ thể no lâu hơn. Còn kháng tinh bột là thành phần có tác dụng nuôi dưỡng các lợi khuẩn trong đường ruột và được loại bỏ bởi quá trình tiêu hóa.

Chất xơ

Khi tìm hiểu giá trị dinh dưỡng của khoai lang, chúng ta có thể nhận thấy khoai lang chín có rất nhiều chất xơ, trung bình một củ khoai lang có kích cỡ vừa phải chứa khoảng 3.8g chất xơ. Trong đó, chất xơ hòa tan chiếm 15 – 23% ở dạng pectin, còn chất xơ không hòa tan chiếm 77 – 85% ở dạng lignin, cellulose và hemicellulose.

Chất xơ hòa tan trong khoai lang có tác dụng làm tăng cảm giác no và hạn chế lượng thức ăn dung nạp vào cơ thể, đồng thời có tác dụng ức chế quá trình tiêu hóa đường và tinh bột, nhờ đó giúp làm giảm đường huyết hiệu quả.

Chất xơ không hòa tan trong khoai lang là dưỡng chất giúp giảm nguy cơ mắc các thể bệnh nguy hiểm như bệnh tiêu đường và các bệnh liên quan đến đường ruột.

Protein

Một củ khoai lang cỡ trung bình được tìm thấy khoảng 2g chất đạm. Đây là hàm lượng protein khá thấp nhưng lại là loại protein đặc biệt có khả năng chữa lành các tổn thương gây ra bởi các yếu tố vật lý, đồng thời có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ nên rất quan trọng đối với cơ thể.

Vitamin và khoáng chất

Khoai lang là nguồn thực phẩm có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, vitamin B5, vitamin E, beta – carotene, kali và mangan. Đó đều là những dưỡng chất vô cùng quan trọng với rất nhiều tác dụng đối với cơ thể, đặc biệt là các tác dụng chống oxy hóa, tăng cường quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng, giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch…

Giá trị dinh dưỡng của khoai lang đã và đang được các chuyên gia dinh dưỡng tiếp tục nghiên cứu, chứng minh và ứng dụng trong cuộc sống. Với hàm lượng các dưỡng chất quan trọng, khoai lang luôn là nguồn thực phẩm tốt và bổ dưỡng mà bạn nên ăn mỗi ngày.

Tham khảo cách làm bánh khoai lang nướng

Trong 100g khoai lang bao nhiêu calo?

Khoai lang có nhiều dưỡng chất giúp tăng cường sức khỏe và cung cấp ít calo giúp giảm cân hiệu quả. Vậy, hàm lượng calo trong 100g khoai lang là bao nhiêu.

Theo nghiên cứu thì 100g khoai lang trung bình có khoảng 85 Kcal. Hàm lượng calo này có thể tăng giảm một chút tùy thuộc vào các loại khoai lang khác nhau như khoai lang trắng, khoai lang vàng, khoai lang cam hay khoai lang tím.

Cần thiết xác định hàm lượng calo trong 100g khoai lang

Khi nghiên cứu hàm lượng calo trong 100g khoai lang, các chuyên gia dinh dưỡng cũng tìm thấy 0.1g lipid, 20g carbohydrate, 3g chất xơ, 4.2g đường, 1.6g protein, 55mg natri, 337mg kali, 30mg canxi, 0.6mg sắt, 25mg magie, 0.2mg vitamin B6, 14.18mg vitamin A và 2.4mg vitamin C…

Điều đặc biệt là khoai lang không hề có chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đa, axit béo không bão hòa đơn hay cholesterol. Chính vì vậy, nếu ăn khoai lang, bạn có thể đạt được hiệu quả giảm cân tuyệt vời.

Sau khi tìm hiểu 100g khoai lang bao nhiêu calo, nhiều người cảm thấy tự tin hơn khi sử dụng loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Có thể nói, khoai lang là thành phần không thể thiếu trong thực đơn của những người tập thể hình hay chị em đang trong chế độ giảm cân, giảm mỡ, tăng cơ.

Tham khảo: Cách làm bánh khoai lang tím ngon lạ đang hot

Trong 1 củ khoai lang bao nhiêu calo?

Bạn đã biết hàm lượng calo trong 100g khoai lang rồi, vậy còn 1 củ khoai lang bao nhiêu calo? Làm thế nào để xác định được hàm lượng calo trong 1 củ khoai lang? Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng calo trong một củ khoai lang như loại khoai lang, kích cỡ của củ khoai lang. Chính vì vậy, rất khó để xác định chính xác 1 củ khoai lang bao nhiêu calo mà chúng ta chỉ có thể tính toán một cách tương đối dựa trên hàm lượng calo của 100g khoai lang mà thôi.

Xác định hàm lượng calo trong 1 củ khoai lang rất đơn giản

Để xác định hàm lượng calo của 1 củ khoai lang, bạn cần thực hiện các bước sau:

– Bước 1: Xác định khối lượng của củ khoai lang.

– Bước 2:  Nhân theo tỷ lệ dựa trên hàm lượng calo của 100g khoai lang. Ví dụ, củ khoai lang của bạn nặng 800g thì hàm lượng calo của nó sẽ là 8 x 85 Kcal = 680 Kcal.

Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì một củ khoai lang có kích cỡ trung bình sẽ chứa khoảng 150 – 180 Kcal đấy nhé.

Giờ thì bạn đã biết 1 củ khoai lang bao nhiêu calo rồi. Ngoài calo thì các chuyên gia dinh dưỡng cũng xác định được trong một củ khoai lang cỡ trung bình có khoảng 27g carbs, 3.8g chất xơ, 2g protein cùng nhiều dưỡng chất khác nữa.

Tham khảo cách làm bánh bao ngon

Trong 1kg khoai lang bao nhiêu calo?

Với các tín đồ khoai lang, họ có thể ăn đến 1kg khoai lang mỗi ngày. Trong 1kg khoai lang bao nhiêu hàm lượng calo? Liệu ăn quá nhiều khoai lang như vậy có nên hay không?

Cũng giống như phương pháp xác định hàm lượng calo trong 1 củ khoai lang, chúng ta có thể dễ dàng tính toán được lượng calo mà 1kg cung cấp cho cơ thể.

1kg khoai lang tương đương với 1000g, mà 100g khoai lang chứa 85 Kcal, vậy thì 1kg khoai lang sẽ có khoảng 10 x 85 Kcal = 850 Kcal.

Không nên ăn quá nhiều khoai lang

Hàm lượng calo này có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào các loại khoai lang khác nhau như khoai lang trắng, khoai lang vàng, khoai lang cam hay khoai lang tím.

Vậy tôi có nên ăn quá nhiều khoai lang không? Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải rất có lợi cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Nhưng nếu ăn quá nhiều, ăn thay cơm thì cơ thể bạn sẽ không được cung cấp đầy đủ các nguồn dưỡng chất thiết yếu cho sự sống.

Hơn thế nữa, nếu bạn ăn quá nhiều khoai lang, cơ thể không tiêu hóa kịp sẽ khiến cho thực phẩm này tích tụ lại ở dạ dày. Khi đó, hàm lượng axit và protein có trong khoai lang sẽ khiến bạn bị đầy bụng, khó tiêu, ợ nóng, thậm chí là bị tiêu chảy nữa đấy.

1kg khoai lang bao nhiêu calo đã có câu trả lời. Tuy nhiên thì điều đó không quá quan trọng bởi các chuyên gia khuyến cáo rằng bạn không nên ăn quá nhiều khoai lang như vậy sẽ rất có hại cho sức khỏe, đặc biệt là gây áp lực nặng nề lên hệ tiêu hóa.

Khoai lang tím có bao nhiêu calo?

Khoai lang tím là một trong số những loại khoai lang phổ biến được nhiều người yêu chuộng nhất hiện nay. Bạn có thể dễ dàng tìm mua khoai lang tím trong các siêu thị. Đã có riêng một bài nói về tác dung của khoai lang tím nhưng mình chưa đề cập vấn đề khoai lang tím có bao nhiêu calo?

Hàm lượng calo trong khoai lang tím không có nhiều thay đổi

Trong 100g khoai lang tím bao nhiêu calo

Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng thì 100g khoai lang tím có chứa 86 Kcal. Mức calo này không có nhiều sự chênh lệch so với hàm lượng calo trung bình trong 100g khoai lang nói chung.

Trong 500g khoai lang tím bao nhiêu calo

Bằng phương pháp tính toán toán học thông thường, nếu 100g khoai lang tím có 86 Kcal thì 500g khoai lang tím sẽ có 86 x 5 = 430 Kcal.

Trong 1 củ khoai lang tím bao nhiêu calo

Tùy vào từng kích cỡ củ khoai khác nhau mà hàm lượng calo của một củ khoai lang có sự thay đổi. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và quan sát thì 1 củ khoai lang tím có trọng lượng dao động khoảng 100 – 300g.

Chính vì vậy, cũng theo phương pháp tính toán thông thường, chúng ta dễ dàng xác định được một củ khoai lang tím sẽ có khoảng 86 – 258 Kcal.

Giờ thì bạn đã biết khoai lang tím có bao nhiêu calo rồi. Lượng calo có trong khoai lang tím là một mức calo vô cùng hợp lý để bạn bổ sung loại thực phẩm này trong các bữa ăn hằng ngày, đồng thời đó cũng là mức calo phù hợp với các chế độ ăn kiêng giảm cân hiện nay.

Khoai lang luộc bao nhiêu calo?

Cách luộc khoai lang là một trong vài kiểu chế biến khoai lang đơn giản và tốt nhất đối với sức khỏe con người. Phương pháp luộc qua nước cũng sẽ giúp bảo toàn hàm lượng calo trong khoai lang mà không bị tăng lên một cách đột ngột như các phương pháp chiên, rán, nấu… Khi bạn luộc rồi thì lượng calo trong khoai lang luộc là bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì 100g khoai lang luộc chứa khoảng 85.6 – 87 Kcal. Trong khi đó, 100g khoai lang có 85 Kcal, điều đó chứng tỏ chế biến khoai lang theo phương pháp luộc giúp hàm lượng calo tăng lên không đáng kể.

Khoai lang luộc có ít calo nhất

Hàm lượng các chất trong khoai lang luộc

– Hàm lượng calo: lượng calo trong khoai lang luộc thấp hơn nhiều so với khoai từ (118 Kcal/100g) và lớn hơn một chút so với hàm lượng calo trong khoai tây (76.7 Kcal/100g).

– Hàm lượng tinh bột: tinh bột trong khoai lang ít hơn tinh bột trong khoai từ và khoai tây, đồng thời lượng tinh bột này chỉ bằng khoảng 1/2 bát cơm.

– Hàm lượng chất béo: Cả khoai lang, khoai từ và khoai tây đều chứa ít chất béo, nghiên cứu chỉ có khoảng 0.1mg chất béo mà thôi.

Khoai lang luộc bao nhiêu calo là vấn đề được rất nhiều người quan tâm bởi hầu hết mọi người đều thích ăn khoai lang luộc. Với hàm lượng calo như đã phân tích, chúng ta có thể thấy rằng đây là loại khoai lang cực kỳ phù hợp để có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Khoai lang kén bao nhiêu calo?

Chắc hẳn ai trong số chúng ta cũng đã từng ăn khoai lang kén. Món ăn thơm ngon và béo ngậy này luôn khiến cho thực khách phải mê mẩn và muốn ăn mãi không thôi. Bạn có đang quan tâm khoai lang kén bao nhiêu calo?

Cho đến nay cũng chưa có nghiên cứu chính thống nào xác định chính xác hàm lượng calo trong khoai lang kén. Hơn nữa, việc xác định chỉ số này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như lượng khoai lang sử dụng, lượng sữa đặc sử dụng, lượng dầu chiên sử dụng…

Tùy thuộc vào cách chế biến, gia giảm các nguyên liệu khác nhau của người nấu mà khoai lang kén sẽ có hàm lượng calo không giống nhau. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là khoai lang kén có mức calo tăng cao hơn nhiều so với khoai lang và khoai lang luộc.

Chính vì vậy, dù khoai lang kén bao nhiêu calo đi chăng nữa thì các chuyên gia dinh dưỡng vẫn luôn khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều khoai lang kén. Đặc biệt, tuyệt đối không được xem đó là món ăn vặt hằng ngày bởi nó sẽ khiến cho cân nặng của bạn tăng lên một cách mất kiểm soát.

Khoai lang kén có nhiều calo do chiên qua dầu mỡ

Khoai lang kén có hàm lượng calo cao hơn cách chế biến khoai khác. Khoai lang kén là một món ăn được chế biến từ khoai lang bằng phương pháp nghiền nát, sau đó trộn với một số nguyên liệu khác như sữa đặc rồi cho vào chảo dầu để chiên vàng. Chính bởi phương pháp chế biến này mà khoai lang kén có hàm lượng calo tăng lên đáng kể so với hàm lượng calo trong khoai lang luộc bình thường.

Khoai lang chiên bao nhiêu calo?

Cùng với khoai lang luộc, khoai lang kén thì khoai lang chiên cũng là một món ăn được sử dụng rất phổ biến hiện nay, đặc biệt được các bạn trẻ và trẻ em yêu thích. Vậy, khoai lang chiên bao nhiêu calo?

Khoai lang chiên có nhiều calo. Theo nghiên cứu thì bất cứ thực phẩm nào khi được chế biến bằng cách chiên qua dầu mỡ cũng đều mang theo một lượng chất béo rất lớn. Lượng chất béo này khi đi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành calo và khiến cho món khoai lang chiên có nhiều calo hơn rất nhiều so với khoai lang luộc hay khoai lang hấp.

Ăn nhiều khoai lang chiên không tốt cho sức khỏe

Ăn khoai lang chiên dễ tăng cân, béo phì: Trong quá trình chiên, chất béo và cholesterol trong dầu mỡ sẽ thấm vào các phân tử trong khoai, sau đó đi vào cơ thể nhưng không được giải phóng hoàn toàn mà sẽ tích trữ lại thành các mô mỡ. Chính vì vậy, ăn khoai lang chiên nhiều sẽ khiến bạn phải đối mặt với tình trạng thừa cân, béo phì.

Trên thực tế, không cần quá quan tâm về việc khoai lang chiên bao nhiêu calo bởi món ăn này được đánh giá không tốt đối với sức khỏe của con người, đặc biệt là có khả năng gây tăng cân nhanh chóng. Do đó, nếu thích khoai lang chiên, bạn cũng chỉ nên ăn 1 – 2 lần trong tuần thôi nhé.

Lời kết

Giờ bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi khoai lang bao nhiêu calo rồi phải không nào. Khoai lang luộc, hấp chứa ít calo và chất béo nên rất tốt cho việc giảm cân. Còn khoai lang chiên hay khoai lang kén do sử dụng phương pháp chiên rán qua dầu mỡ nên có rất nhiều chất béo dễ khiến cơ thể tăng cân. Vậy nên, bạn cần cân nhắc lựa chọn loại khoai lang chế biến phù hợp để bảo vệ cho sức khỏe của mình nhé.

Bạn thấy bài viết Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo? có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo? bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo? của website vietabinhdinh.edu.vn

Xem thêm chi tiết về Khoai lang bao nhiêu calo trong 100g, 1kg, 1 củ? Khoai lang tím bao nhiêu calo?
Xem thêm bài viết hay:  Cách nướng tôm bằng nồi chiên không dầu đổi món cho cả nhà

Viết một bình luận