Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2024 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc

Bạn đang xem: Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2024 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc tại vietabinhdinh.edu.vn

Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài chính là dịp để các gia đình Việt Nam cúng để cầu tài lộc và may mắn. Ngày này rơi vào mùng 10 tháng Giêng Âm lịch và kể cả là những ai làm kinh doanh còn làm lễ cúng vào mùng 10 mỗi tháng. Cùng khám phá ngay cách cúng vía Thần Tài 2024 chuẩn nhất bên dưới.

1. Ngày vía Thần Tài 2024 là ngày nào?

Ngày vía Thần Tài theo như quan niệm dân gian từ trước tới nay là rơi vào ngày mùng 10 tháng Giêng, nghĩa là ngày 10/01 Âm lịch. Vì thế, ngày Thần Tài 2024 sẽ rơi trúng ngày thứ hai 19/02/2024 Dương lịch.

2. Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài

Thần Tài là một vị thần linh thiêng, và đem về tài lộc, của cải cho mọi nhà. Khi mà chuẩn bị hoặc đang cần làm việc gì thì chủ nhà thường khấn cầu ông Thần Tài. Trong giới buôn bán, làm ăn, việc cúng vía Thần Tài là phổ biến và hầu như ai cũng thực hiện. Việc cúng kiến của họ là diễn ra trong suốt cả năm chứ không chỉ là tháng Giêng.

Theo dân gian, ngày mùng 10 Âm lịch mỗi tháng cũng là ngày vía Thần Tài. Tuy nhiên, ngày lễ đặc biệt nhất và lớn nhất chính là mùng 10 tháng Giêng.

Thần Tài là vị thần đem tới nhiều tài lộc

Vào ngày thường, gia chủ thường cúng trái cây và đồ chay lên Thần Tài. Trong khi đó, khi tới ngày vía thì người dân cúng mâm mặn gồm có bộ tam sên. Trong đó chính là 1 miếng thịt, 1 quả trừng luộc và 1 con tôm.

Chưa hết, có quan niệm trong dân gian đó là chúng ta nên mua vàng để đặt trên bàn thờ khi cúng để được Thần Tài ban phước lộc. Khi cúng xong, mọi người hãy đeo món trang sức này bên mình trên người là được no đủ và sung túc cả năm.

3. Những bước chuẩn bị để cúng ngày vía Thần Tài 2024

Trước khi cúng vía Thần Tài 2024, bạn cần chuẩn bị một vài thứ để lễ cúng của chúng ta được chu đáo và trọn vẹn. Cùng tham khảo một vài gợi ý cực kỳ chất lượng ngay sau đây nhé.

3.1. Quét dọn bàn thờ Thần Tài sạch sẽ

Bạn cần để bàn thờ Thần Tài ở dưới đất và những nơi trang nghiêm với hướng quay ra cửa chính hay ở gần cửa chính cũng được. Bàn thờ chính là một chiếc khảm nhỏ được sơn son thếp vàng. Bài vị của Thần Tài được đặt ở phía bên trong khảm đó.

Ở phía trước bài vị, mọi người để bát hương được kê trên khay vàng giấy. 2 cây đèn nhỏ và 1 khay nước có 2 chén rượu, 3 cốc nước nằm ở 2 bên bát hương.

Trước khi làm lễ cúng vía Thần Tài 2024, gia chủ cần vệ sinh và lau dọn cẩn thận, sạch sẽ bàn thờ Thần Tài. Ngoài ra, hãy chọn nước ngũ vị hương được nấu từ 5 thứ nguyên liệu khác nhau là: quế khô, hương nhu, hồi khô, là sả và là mùi (hay lá bưởi tùy theo mùa) làm nước lau rừa bàn Thần Tài.

Không nên sử dụng rượu gừng để lau chùi bàn thờ Thần Tài bởi nếu bàn thờ làm từ gỗ thì điều này sẽ dễ làm hỏng và mục. Tuy nhiên, bạn có thể dùng rượu gừng tắm tượng sứ thì vẫn ổn và không có vấn đề gì.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là trong suốt 12 tháng của 1 năm thì chúng ta chỉ tắm tượng 5 lần và tắm tượng mỗi ngày mùng 10 hàng tháng.

Bạn nên dùng riêng khăn để lau bàn thờ và khăn dùng để tắm rửa tượng Thần Tài. Đặc biệt là không được dùng khăn này để phục vụ cho việc lau dọn các thứ khác nhé.

3.2. Chuẩn bị đầy đủ những đồ cúng ngày vía Thần Tài

Việc bày cúng mâm cúng vía Thần Tài sẽ khác nhau tùy theo điều kiện và quan niêm của các gia đình. Tuy nhiên, về cơ bản thì mâm cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 được chia ra làm 2 loại đó là mâm lễ cúng mặn và mâm cúng chay.

Để thực hiện mâm cúng chay và mặn, các bạn có thể tham khảo vào gợi ý như bên dưới đây.

3.2.1. Lễ cúng mặn

Khi tới ngày mùng 10 Âm lịch, mọi người chuẩn bị những lễ vật sau đây để cúng vía Thần Tài: 1 lọ hoa thọ và 1 bộ tam sên gồm có: 1 hột vịt, 1 miếng thịt ba rọi, 1 con cua hoặc tôm và tất cả các món được chế biến theo phương pháp luộc.

Theo quan niệm dân gian, ở trên là các món ăn mang lại tài lộc cho gia chủ. Bên cạnh đó, tùy vào điều kiện của mỗi nhà mà có thể chuẩn bị thêm các lễ vật khác.

Ngoài các món ở bên trên, các gia đình cần mua và chuẩn bị thêm 5 loại trái cây gồm có 1 trái dừa, 5 chum rượu, 5 cây nhang, 2 điếu thuốc, 2 đèn cầy, muối, gạo cùng với vàng bạc đại 2 miếng,…

Cúng vía Thần TàiMâm cúng mặn Thần Tài

Thông thường, lễ cúng mặn Vía Thần Tài thường được diễn ra từ tháng 1 cho tới tháng 6 Âm lịch. Người dân thường cúng vía Thần Tài nhằm cầu nguyện có một năm được phát tài phát lộc, bình an và gặp được nhiều may mắn.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý là mỗi khi có tài lộc và gặp vận hên cho gia đình thì nên cúng Thần Tài trả lễ nhé. Đồ cúng thường xuất hiện trên mâm lễ vật là gà, heo, vịt quay, trái cây, nước uống. Những người trong dân gian còn truyền tai nhau là Thần Tài thích ăn heo quay, cua biển cũng như chuối chín vàng,… Đây là một vài gợi ý hay để bạn cúng vía Thần Tài.

3.2.2. Lễ cúng chay

Khi đã cúng xong ngày vía Thần Tài với những món mặn được gợi ý ở phía trên, các gia chủ có thể làm theo cách cúng vía Thần Tài với lễ cúng chay này.

Thông thường, người dân thường tiến hành cúng chay Thần Tài kể từ tháng 7 đến tháng 12 Âm lịch mỗi năm. Lễ vật để chuẩn bị cúng mâm chay Thần Tài sẽ gồm có: 1 lọ hoa có 5 – 7 hoa cúc vạn thọ, nhang, trái cây, chum nước, mỗi thứ có 5 cái.

Cúng vía Thần TàiMâm cúng chay Thần Tài

Bên cạnh đó, mọi người cần chuẩn bị thêm 2 cây đèn cầy, 2 điếu thuốc, muối gạo cùng vàng bạc đại 2 miếng. Ngoài ra, gia chủ còn có thể mua thêm vài món như bánh ngọt và bánh tét chay,…

3.3. Thắp nhang cúng vía Thần Tài

Công đoạn thắp nhang cho Thổ Địa và Thần Tài cũng không cần phải cầu kỳ quá nhiều. Chúng ta chỉ cần nhớ là nên lựa chọn loại nhang có lộc, sạch sẽ cũng như lưu ý thay nước thường xuyên là ổn.

Khi mà chủ nhà cần cầu nguyện điều gì đó ở 2 vị này thì hãy thắp 3 nén nhang rồi để theo hàng ngang một cách trật tự. Trầm hương là một loại có mùi thơm dễ chịu. Do đó, đây được xem là loại nhang rất thích hợp cho đại đa số các gia đình khi cúng vía Thần Tài.

4. Bài văn khấn vía Thần Tài 2024 chính xác và đầy đủ nhất

Sau đây, mình xin gửi tới các gia chủ mẫu văn khấn vía Thần Tài 2024 chuẩn xác nhất. Đây là một đoạn được trích dẫn từ sách “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” của NXB Văn hóa Thông tin:

Nam mô A Di Đà Phật!

– Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.

– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.

– Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

– Con kính lạy Thần Tài vị tiền.

– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là…

Ngụ tại…

Hôm nay, ngày… tháng… năm…

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.

Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.

Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

5. Những lưu ý cần nhớ khi cúng ngày vía Thần Tài

Việc cúng vía Thần Tài cũng là khá tương tự như nhiều phong tục tâm linh khác trong văn hóa Việt Nam. VÌ thế, các gia chủ cũng nên lưu ý tới các điều quan trọng bên dưới để không bị tình trạng là tán tài, tán lộc:

  • Cần vệ sinh sạch sẽ bàn thờ vào mỗi tháng, tắm rửa Thần Tài vào cuối tháng cùng với ngày 14 Âm lịch bằng rượu pha nước hay nước lá bưởi.
  • Khăn dùng để tắm cho Thần Tài cần là một chiếc khăn riêng biệt và không được sử dụng dành cho các mục đích khác.
  • Không sử dụng hoa giả cúng vía Thần Tài và tốt nhất là chúng ta nên chọn hoa tươi, có nhiều nụ và có hương thơm. Trái cây để cúng cũng không dùng trái giả bằng nhựa mà thay vào đó nên chọn các loại còn tươi, ngon, sạch sẽ. Các loại mà bạn nên lựa chọn để cúng chính là: lê, chuối, cam, táo, quýt,…
  • Khi làm lễ cúng và thắp nhang, bạn cần thay nước uống và nước của lọ hoa trên bàn thờ.
  • Chúng ta nên giữ lại gạo muối sau khi đã cúng sau để giữ lại tài lộc và không nên rải khắp nơi bên ngoài.
  • Ngăn không cho thú nuôi như mèo, chó quậy phá để không làm bàn Thần Tài bị ô uế, mất tôn nghiêm.
  • Những loại vàng, bạc đại các bạn đốt bên ngoài.
  • Gia chủ đứng từ bên ngoài hắt nước hoặc rượu vào trong nhằm đem tài lộc về nhà.
  • Bánh trái hoặc bộ tam sên dâng cúng Thần Tài nên chia nhau ăn giữa các thành viên trong nhà chứ không đưa cho người ngoài để tránh bị mất lộc.
  • Cần vệ sinh sạch sẽ bàn thờ vào mỗi tháng, tắm rửa Thần Tài vào cuối tháng cùng với ngày 14 Âm lịch bằng rượu pha nước hay nước lá bưởi.
  • Khăn dùng để tắm cho Thần Tài cần là một chiếc khăn riêng biệt và không được sử dụng dành cho các mục đích khác.
  • Không sử dụng hoa giả cúng vía Thần Tài và tốt nhất là chúng ta nên chọn hoa tươi, có nhiều nụ và có hương thơm. Trái cây để cúng cũng không dùng trái giả bằng nhựa mà thay vào đó nên chọn các loại còn tươi, ngon, sạch sẽ. Các loại mà bạn nên lựa chọn để cúng chính là: lê, chuối, cam, táo, quýt,…
  • Khi làm lễ cúng và thắp nhang, bạn cần thay nước uống và nước của lọ hoa trên bàn thờ.
  • Chúng ta nên giữ lại gạo muối sau khi đã cúng sau để giữ lại tài lộc và không nên rải khắp nơi bên ngoài.
  • Ngăn không cho thú nuôi như mèo, chó quậy phá để không làm bàn Thần Tài bị ô uế, mất tôn nghiêm.
  • Những loại vàng, bạc đại các bạn đốt bên ngoài.
  • Gia chủ đứng từ bên ngoài hắt nước hoặc rượu vào trong nhằm đem tài lộc về nhà.
  • Bánh trái hoặc bộ tam sên dâng cúng Thần Tài nên chia nhau ăn giữa các thành viên trong nhà chứ không đưa cho người ngoài để tránh bị mất lộc.

Cúng vía Thần TàiÔng Thần Tài vui vẻ

6. Giải đáp những câu hỏi liên quan hay gặp

Sau khi đã biết được tất tần tật mọi thứ về phong tục cúng vía Thần Tài ở trên, chắc hẳn nhiều bạn cũng còn nhiều điều thắc mắc. Vì thế, hãy cùng giải đáp ngay trong phần bên dưới nhé.

Mua vàng ngày vía Thần Tài có phải cúng không?

Việc cúng vàng ngày vía Thần Tài sau khi mua là không bắt buộc. Theo dân gian quan niệm, chúng ta nên mua vàng vào ngày này rồi cúng để xin tài lộc từ Thần Tài. Sau đó, chúng ta sẽ mang các món này như là trang sức bên mình để được gặp may mắn cả năm.

Cúng vía Thần Tài lúc mấy giờ là tốt?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều nhà trong ngày vía Thần Tài. Chúng ta cúng vía Thần Tài vào ngày mùng 10 Âm lịch mỗi năm.Việc làm lễ cúng Thần Tài sẽ tùy vào điều kiện của mỗi nhà. Vì thế, chúng ta nên lựa chọn giờ cúng hợp với tuổi mệnh của mình để việc làm ăn, kinh doanh, công việc được suôn sẻ, thuận lợi, thăng hoa để mang thật nhiều tài lộc, may mắn về cho gia đình.

7. Tổng kết

Hy vọng bài viết Cách cúng vía Thần Tài 2024 đầy đủ nhất: lễ vật, văn khấn,… ở trên cũng giúp các bạn nắm được những thứ hữu ích nhất về ngày cực kỳ đặc biệt trong văn hóa Việt Nam này. Chúc các bạn sẽ được tài lộc và may mắn quanh năm nhé.

Đừng quên liên tục theo dõi trang vietabinhdinh.edu.vn của hệ thống Trung Tâm Đào Tạo Việt Á để cập nhật toàn bộ các thứ mới mẻ nhất về công nghệ hiện nay nhé. Xin cám ơn tất cả các bạn vì đã dành chút thời đọc qua bài viết của mình.

Xem thêm:

Trung Tâm Đào Tạo Việt Á

Bạn thấy bài viết Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2024 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2024 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2024 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Hướng dẫn cách cúng vía Thần Tài 2024 chi tiết nhất gồm có: lễ vật, văn khấn,… để được nhiều tài lộc
Xem thêm bài viết hay:  Code Tây Du Béo VNG mới nhất 2024, Cách nhập giftcode

Viết một bình luận