Garmin: Đeo đồng hồ khi ngủ giúp các tính năng phân tích chỉ số thể chất chính xác hơn

Bạn đang xem: Garmin: Đeo đồng hồ khi ngủ giúp các tính năng phân tích chỉ số thể chất chính xác hơn tại vietabinhdinh.edu.vn

Nếu đeo smartwatch khi ngủ, nó sẽ có đầy đủ các dữ liệu chỉ số thể chất hơn, khi dựa trên các chỉ số phân tích trong cả ngày hoạt động và kể cả khi cơ thể nghỉ ngơi và được ngủ, từ đó tổng hợp và đưa ra các kết quả chính xác hơn.

Dù bạn có để ý hay không, thì thực tế trong khi ngủ, cơ thể bạn vẫn đang hoạt động “rất năng suất” để giúp bạn tái tạo năng lượng. Sự kết nối giữa các tế bào não được tái thiết lập, các tế bào được sửa chữa, năng lượng cơ thể được phục hồi… 

Vậy nên, nếu muốn có một cái nhìn tổng thể và đầy đủ nhất về mức độ hoạt động của cơ thể, smartwatch của bạn không những chỉ cần có các chỉ số thể chất của cả ngày hoạt động, mà còn cần chỉ số dữ liệu khi cơ thể ngủ nghỉ, bởi khi có đầy đủ các dữ liệu này, smartwatch Garmin không chỉ thực hiện theo dõi các chỉ số liên quan đến giấc ngủ, mà còn giúp cải thiện độ chính xác của các dữ liệu khác.

Dưới đây là các tính năng phân tích chỉ số thể chất sẽ được cải thiện độ chính xác khi bạn đeo smartwatch Garmin (tùy theo mẫu đồng hồ có hỗ trợ tính năng đó hay không) xuyên suốt cả ngày, kể cả khi ngủ.

Điểm số giấc ngủ

Đây chắc chắn là tính năng phân tích đầu tiên sẽ được cải thiện độ chính xác khi bạn đeo đồng hồ lúc ngủ, bởi dủ smartwatch có tốt đến đâu thì tính năng theo dõi giấc ngủ của nó sẽ không thể hoạt động tốt nếu nó bị quẳng đâu đó mà không phải được đeo trên tay bạn lúc bạn ngủ.

Giấc ngủ là một phần thiết yếu liên quan trực tiếp đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Nếu ngủ không đủ giấc hoặc chất lượng giấc ngủ không đảm bảo, hoặc thường xuyên bị mất ngủ… sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến tim mạch, huyết áp cao, đột quỵ, thậm chí là tiểu đường và ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần.

Việc kiểm tra điểm số giấc ngủ do smartwatch Garmin phân tích vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy sẽ giúp bạn biết được chất lượng giấc ngủ của bạn đang ở mức độ nào, thông qua các yếu tố phân tích khác nhau, giúp bạn có thể điều chỉnh kịp thời để cải thiện giấc ngủ hơn, ví dụ như ngủ sớm hơn, hoặc dùng ít caffeine hơn.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Đồng hồ Garmin theo dõi giấc ngủ như thế nào? để hiểu hơn về tính năng theo dõi giấc ngủ của smartwatch Garmin

Chỉ số năng lượng cơ thể (Body Battery Energy)

image 28

Tính năng Body Battery Energy là tính năng chỉ có trên các dòng smartwatch Garmin. Tính năng này cho phép đồng hồ theo dõi và phân tích các chỉ số năng lượng của cơ thể bạn theo thời gian thực, được hỗ trợ bởi Firstbeat Analytics, là phép đo năng lượng cơ thể phản ánh hoạt động thể chất, mức độ căng thẳng, chỉ số nghỉ ngơi và chỉ số giấc ngủ, cũng như theo dõi mức độ tác động của mỗi yếu tố đối với mức năng lượng cơ thể.

Dựa trên thang điểm từ 1-100, chỉ số năng lượng cơ thể sẽ cho biết lúc nào bạn đang trong trạng thái tốt để sẵn sàng làm việc hoặc sẽ cảnh báo lúc bạn cần phải nghỉ ngơi. Và, bởi vì một giấc ngủ chất lượng sẽ là thời gian quý giá nhất để cơ thể phục hồi, vậy nên bạn cần nên đeo đồng hồ lúc ngủ để nó có thể theo dõi mức độ phục hồi của cơ thể tác động thế nào đến chỉ số năng lượng của cơ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm bài viết Hiểu nhanh về tính năng Body Battery trên smartwatch Garmin để hiểu hơn về tính năng Body Battery Energy của smartwatch Garmin

Chỉ số nhịp tim lúc nghỉ ngơi (Resting Heart Rate – RHR)

image 29

Smartwatch Garmin cung cấp dữ liệu theo dõi nhịp tim trong suốt cả ngày thông qua cảm biến nhịp tim Garmin Elevate, là một cảm biến quang học được tích hợp ở mặt sau của đồng hồ. Cảm biến này theo dõi nhịp tim  bằng cách chiếu ánh sáng xanh lục xuyên qua da, được phản chiếu bởi các tế bào màu đỏ trong mạch máu dưới da.

Có rất nhiều lý do để cần theo dõi nhịp tim, bao gồm cả nhịp tim lúc nghỉ ngơi (RHR), là số lần tim đập mỗi phút (bpm) khi cơ thể đang ở trạng thái nghỉ ngơi. Smartwatch Garmin thường đo chỉ số RHR khi bạn đang ngủ, vào khoảng thời gian ngay trước khi bạn thức dậy. 

Đối với người trưởng thành khỏe mạnh, RHR có thể thay đổi trong khoảng từ 60-100 bpm. Dù các dữ liệu mà Garmin cho thấy rằng một người càng năng động thì RHR của họ có xu hướng thấp hơn. RHR thấp thường phản ánh tình trạng sức khỏe tim mạch, hô hấp, chất lượng giấc ngủ tốt và mức độ căng thẳng thấp, nhưng tất nhiên bạn cần đeo đồng hồ trong khi ngủ để có kết quả chính xác nhất.

Trạng thái biến thiên nhịp tim (Heart Rate Variability – HRV)

image 30

Về cơ bản, HRV là sự thay đổi nhịp tim theo thời gian. Thực tế, tim chúng ta không phải lúc nào cũng đập một cách đều đặn. Có những lúc, khoảng thời gian giữa mỗi nhịp tim đập sẽ khác nhau, và sự khác biệt này cung cấp thông tin quan trọng về tính trạng cơ thể chúng ta. 

Những thay đổi này được điều chỉnh bởi hệ thống thần kinh của chúng ta, và những thay đổi về trạng thái HRV có thể cho biết cơ thể đang phản ứng như thế nào đối với sự căng thẳng hay sự thư giãn.

Việc phân tích những thay đổi này giúp cung cấp dữ liệu cho việc theo dõi mức độ căng thẳng của cơ thể, theo dõi mức năng lượng của cơ thể và cả theo dõi giấc ngủ, nhưng quá trình này cần thời gian.

Vì smartwatch Garmin chỉ theo dõi chỉ số HRV khi bạn đang ngủ, và để có thể theo dõi chỉ số trạng thái HRV tốt nhất, bạn cần đeo đồng hồ thường xuyên, nhất là trong lúc ngủ, ít nhất là liên tục trong 3 tuần, từ đó việc thu thập chỉ số HRV sẽ được đầy đủ hơn, giúp đưa ra các dự đoán và dữ liệu chính xác hơn.

Chỉ số nồng độ oxy trong máu (Pulse Ox – SpO2)

image 32

Smartwatch Garmin tương thích có thể hoạt động như một thiết bị đo nồng độ oxy trong máu tại bất kỳ thời điểm nào. Bạn có thể sử dụng tính năng này để biết khả năng hoạt động và phối hợp của tim, phổi và mạch máu có đang ở mức tốt hay không, và nếu phát hiện bất thường từ chỉ số này, bạn có thể lấy thông tin để tìm đến tham khảo chuyên gia y tế.

Tình trạng tập luyện (Training Status)

image 26

Đây là tính năng giúp bạn biết được mức độ hiệu quả trong việc tập luyện của bạn đang ở mức độ nào. Smartwatch Garmin sẽ thu thập rất nhiều dữ liệu hằng ngày để phân tích chỉ số này, gồm dữ liệu VO2 max (tốc độ tiêu thụ oxy tối đa), trạng thái HRV và thời lượng luyện tập. 

Các chỉ số này sẽ giúp cung cấp cái nhìn toàn diện về tình trạng thể chất cá nhân, cùng với việc đưa ra hướng dẫn cụ thể để bạn có thể đạt được mục tiêu tập luyện.

Bạn sẽ được cung cấp các dữ liệu trạng thái cần thiết, từ mức cao nhất đến mức thấp và cân bằng, và có được càng nhiều dữ liệu càng tốt, để bạn biết được rằng cơ thể đang phản ứng như thế nào với mọi tình huống.

Thời gian phục hồi (Recovery time)

image 33

Tính năng theo dõi thời gian phục hồi trên smartwatch Garmin cung cấp thông tin chi tiết được cá nhân hóa về khoảng thời gian cần thiết trước khi cơ thể bạn phục hồi hoàn toàn sau một hoạt động bất kỳ, ví dụ như sau khi luyện tập hay làm việc căng thẳng. 

Dữ liệu giấc ngủ là một trong những dữ liệu quan trọng liên quan đến thời gian phục hồi này, vì giấc ngủ là yếu tố quan trọng quyết định khả năng phục hồi của cơ thể. 

Bài tập được đề xuất hàng ngày (Daily Suggested Workouts)

image 34

Có sẵn trên một số mẫu smartwatch Garmin GPS, tính năng này được tạo ra với mục đích để cải thiện khả năng thể lực của bạn cũng như giúp bạn tối ưu việc tập luyện, bằng cách gợi ý những bài chạy bộ hoặc đạp xe hằng ngày được thiết kế phù hợp với thể trạng của bạn.

Để có thể đưa ra bài tập phù hợp, smartwatch Garmin sẽ phân tích các yếu tố như khối lượng luyện tập hiện tại, trọng tâm tải trọng, thời gian phục hồi, hồ sơ về các bài tập mà bạn thực hiện gần đây, và không thể thiếu dữ liệu giấc ngủ của bạn, bởi chất lượng giấc ngủ sẽ quyết định ngày hôm sau bạn nên luyện tập nhẹ nhàng hay luyện tập nặng hơn sao cho phù hợp với thể trạng lúc bấy giờ của bạn.

Chỉ số sẵn sàng luyện tập (Training Readiness)

image 25

Tính năng này hoạt động dựa trên việc phân tích dữ liệu giấc ngủ của tối hôm trước và nhu cầu phục hồi của bất kỳ hoạt động nào gần đây mà bạn thực hiện, cũng như dựa trên cường độ tập luyện, trạng thái HRV, lịch sử giấc ngủ và chỉ số stress.

Dựa trên các số liệu đó, Training Readiness sẽ cho bạn biết mức độ sẵn sàng của cơ thể để có thể luyện tập sao cho phù hợp. Việc đẩy cao giới hạn của bản thân khi cơ thể không sẵn sàng có thể gây hại nhiều hơn cho cơ thể, vậy nên việc biết được chỉ số này sẽ giúp bạn tránh được những rủi ro không đáng có.

Sức chịu đựng theo thời gian thực (Real-time Stamina)

Tính năng phân tích sức chịu đựng trên smartwatch Garmin giúp mô tả khả năng chịu đựng của bạn để có thể đạt được hiệu suất tốt (hoặc kém) khi hoạt động. Được đo trên thang điểm từ 0-100%, điểm số sức chịu đựng phản ánh khoảng thời gian phù hợp mà bạn có thể tiếp tục cố gắng với hoạt động hiện tại.

Tính năng này hoạt động dựa trên việc phân tích các chỉ số sinh lý của bạn, bao gồm lịch sử các hoạt động gần đây và trong thời gian lâu dài, cũng như các mức độ thể chất khác, và tất nhiên không thể thiếu là chỉ số giấc ngủ phản ánh thời gian nghỉ ngơi. Nếu bạn nghỉ ngơi đủ, thì chỉ số sức chịu đựng sẽ càng cao.

Tóm lại, tất cả các chỉ số thể chất của cơ thể đều liên quan đến chỉ số giấc ngủ, vậy nên việc đeo đồng hồ khi ngủ là rất cần thiết để smartwatch của bạn, đặc biệt là smartwatch Garmin có thể theo dõi các chỉ số thể chất một cách đầy đủ và chính xác hơn.

Theo Garmin 

Bạn thấy bài viết Garmin: Đeo đồng hồ khi ngủ giúp các tính năng phân tích chỉ số thể chất chính xác hơn có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Garmin: Đeo đồng hồ khi ngủ giúp các tính năng phân tích chỉ số thể chất chính xác hơn bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Garmin: Đeo đồng hồ khi ngủ giúp các tính năng phân tích chỉ số thể chất chính xác hơn của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Garmin: Đeo đồng hồ khi ngủ giúp các tính năng phân tích chỉ số thể chất chính xác hơn
Xem thêm bài viết hay:  STT chào ngày mới thả thính bán hàng

Viết một bình luận