Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023

Bạn đang xem: Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023 tại vietabinhdinh.edu.vn
  • 1. Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý
  • 2. Cách sử dụng máy giặt Electrolux giúp hạn chế lỗi sử dụng

Trong quá trình sử dụng máy giặt Electrolux, sẽ có lúc bạn gặp một số lỗi máy giặt Electrolux mà bạn không biết phải làm sao. Bạn nghĩ ngay đến việc liên hệ đến trung tâm bảo hành máy giặt hay thợ sửa chữa máy giặt để được sửa chữa. Nhưng có nhiều lỗi nhẹ, lỗi do người sử dụng mà bạn có thể tự mình xử lý lỗi mà không cần thuê người sửa chữa tốn kém. Cùng tìm hiểu Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023 mà Trung Tâm Đào Tạo Việt Á chia sẻ với bạn dưới đây nhé.

1. Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý

Dưới đây là bảng mã lỗi máy giặt Electrolux thường gặp và cách xử lý từng mã lỗi, bạn cùng tham khảo và có thể tự khắc phục một số lỗi mà không cần nhờ đến thợ sửa máy giặt, hay trung tâm bảo hành máy giặt.

Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux

Mã lỗi

Tên lỗi

Nguyên nhân gây lỗi

Cách xử lý

E10

Lỗi đường nước vào

– Do quên không mở van nước đầu vào, hoặc ống dẫn nước vào máy giặt bị gấp khúc.

– Mở van nước.- Kiểm tra ống dẫn nước xử lý gấp khúc, vệ sinh lưới lọc.- Nếu van mở khóa hỏng cần thay van mới.

E11

Nước không đủ để tiến hành giặt(chu trình giặt)

– Có nhiều nguyên nhân như van nước bị khóa, áp lực nước quá thấp.- Van chảy bị tắc nghẽn hoặc gấp khúc.- Lỗi van nước.- Hệ thống dây điện bị lỗi; PCB bị lỗi.

– Kiểm tra và mở van nước, sử dụng máy bơm tăng áp để tăng áp lực nước.- Kiểm tra van nước và thông tắc đường ống nước.- Thay van nước khi cần.

E12

Không đủ nước(chu trình xả)

– Tương tự lỗi E11.

– Xử lý tương tự lỗi E11.

E13

Rò rỉ nước

– Ống thoát nước bị rò rỉ khiến mực nước giặt bị giảm.- Lỗi đặt vị trí ống thoát nước.- Do cảm biến áp suất lỗi.

– Kiểm tra ống thoát nước xem có bị rò rỉ hay không và xử lý nó.- Đảm bảo rằng ống thoát nước được đặt đúng vị trí.- Thay thế cảm biến áp suất.

E20

Lỗi thoát nước

– Ống thoát nước bị kẹt.- Bơm thoát nước bị tắc.

– Kiểm tra xem ống xả và bộ lọc của bạn có bị tắc không và xử lý.- Nếu các thành phần đó vẫn ổn, có thể cần phải thay thế máy bơm thoát nước.

E21

Khó thoát nước(sau chu kỳ giặt)

– Tắc nghẽn ống thoát nước.- Bơm thoát nước bị lỗi.- Công tắc áp suất bị lỗi. – Hệ thống dây điện bị lỗi, PCB bị lỗi.

– Kiểm tra và xử lý bộ lọc máy bơm thoát nước khỏi tắc nghẽn.- Tắt máy giặt và rút phích cắm. Làm sạch bơm thoát nước.- Thay thế máy bơm xả nếu cần.

E22

Khó xả nước (sau chu trình xả)

– Do nước không thoát ra sau khi kết thúc chu trình xả, không chuyển sang được chu trình vắt

– Kiểm tra bộ lọc máy bơm.- Kiểm tra ống thoát nước.- Thay thế bơm xả.

E23

Triac bơm xả bị lỗi

– Bơm thoát nước bị lỗi.- Hệ thống dây điện bị lỗi hay PCB bị lỗi.

– Kiểm tra điện trở trên bơm xả.- Kiểm tra hệ thống dây điện.

E24

Lỗi mạch “cảm biến” của triac bơm xả

– PCB bị lỗi .- Tín hiệu đầu vào sai cho bộ vi xử lý.

– Thay thế main PCB

E31

Mạch công tắc áp suất điện tử bị lỗi

– Tần số của tín hiệu công tắc áp suất vượt quá giới hạn do công tắc áp suất điện tử lỗi.

– Thay thế công tắc áp suất điện tử- Kiểm tra hệ thống dây điện.

E32

Hiệu chuẩn công tắc áp suất điện tử không chính xác

– Ống thoát nước bị kẹt, tắc nghẽn, đặt sai vị trí.- Lọc bộ lọc bị tắc- Máy bơm nước bị lỗi- Lỗi công tắc áp suất.- Hệ thống dây điện bị lỗi, PCB bị lỗi.

– Kiểm tra hệ thống dây điện.- Kiểm tra và xử lý ống thoát nước thông thoát nước, đặt đúng vị trí.- Kiểm tra van đầu vào xem có rò rỉ không.- Kiểm tra bơm xả.- Thay thế Main PCB.

E35

Lỗi tràn nước

– Do mức nước quá cao, van cấp nước không ngắt nước.- Cảm biến áp suất hoặc PCB bị lỗi.

– Kiểm tra nguồn nước.- Kiểm tra cảm biến áp suất nước để sửa hay thay thế kịp thời.

E38

Buồng áp suất bị chặn

– Đai truyền động động cơ bị hỏng.- Ống hoặc buồng áp suất bị tắc.

– Tiến hành vệ sinh bộ lọc của ống nạp nước để tránh tình trạng, tắc, nghẽn.- Kiểm tra và đóng nắp máy giặt Electrolux đúng cách.

E3A

Bộ phận sưởi ấm. cảm biến rơle bị lỗi

– PCB bị lỗi.

– Kiểm tra mức độ PCB và tiến hành sửa chữa hoặc thay mới.

E40

Lỗi cửa máy giặt đóng sai cách

– Máy giặt không khóa được cửa do lỗi đường công tắc cửa, cửa không được đóng chặt hay chưa đóng cửa

– Đóng chặt lại cửa máy giặt khi có tiếng kêu khóa cửa.- Kiểm tra lẫy cửa xem còn hoạt động tốt không.- Nếu cần bạn phải thay khóa cửa máy giặt.

E41

Cửa mở

– Sau thời gian chờ khóa cửa, máy giặt thấy cửa không đóng, do cửa đang mở hay cửa chưa được đóng chặt.- Bảng điều khiển khóa cửa bị lỗi.- Hệ thống dây điện bị lỗi; PCB bị lỗi.

– Mở cửa ra, đóng chặt cửa máy giặt lại.- Kiểm tra kết nối dây giữa khóa cửa và bảng điều khiển chính.- Thay thế khóa cửa nếu cần.

E42

Lỗi khóa cửa

– Cửa máy giặt vẫn bị khóa dù máy giặt đã mở do khóa cửa bị lỗi.- Hệ thống dây điện bị lỗi.Lỗi main PCB.

– Bạn thử tắt máy đi khởi động lại.- Kiểm tra dây kết nối giữa khóa cửa và bảng điều khiển chính.

E43

Triac khóa cửa lỗi

– Khóa cửa bị lỗi.- Hệ thống dây điện bị lỗi.

– Kiểm tra khóa nắp máy giặt.- Kiểm tra hệ thống dây điện và xử lý.

E44

Mạch cảm biến khóa liên động triac bị lỗi

– PCB bị lỗi.

– Kiểm tra và thay thế PCB.

E45

Lỗi cảm biến Triac cửa

– PCB bị lỗi.

– Kiểm tra và thay thế PCB.

E50

Lỗi động cơ trong máy giặt

– Do lỗi cảm biến- Lỗi chu trình giặt- Hỏng main PCB

– Kiểm tra các phích cắm điện được kết nối với động cơ.- Gọi thợ sửa máy giặt để xử lý.

E51

Triac cấp nguồn động cơ bị ngắt mạch

– PCB bị lỗi.- Rò rỉ dòng điện từ động cơ hoặc từ hệ thống dây điện.

– Kiểm tra dòng điện từ động cơ đến hệ thống.- Thay thế động cơ nếu cần.

E52

Lỗi cảm biến nhiệt vòng quay động cơ

– Do lỗi bộ điều khiển động cơ.- Bo mạch không có điện cấp xuống động cơ.- Hệ thống dây điện bị lỗi, PCB bị lỗi.

– Kiểm tra main PCB và bộ điều khiển động cơ để sửa chữa và thay thế khi cần.

E53

Mạch cảm biến triac bị lỗi

– PCB bị lỗi.

– Kiểm tra dây dẫn giữa bảng điều khiển chính và bảng điều khiển động cơ.- Kiểm tra bo mạch chính nếu cần thay thế.

E54

Rơle cấp nguồn cho mô tơ bị lỗi.

– Rò rỉ dòng điện từ động cơ hoặc từ hệ thống dây điện.- PCB bị lỗi.

– Thay thế bảng điều khiển chính.- Thay thế động cơ rửa.

E57

Lỗi mô tơ

– Bo mạch chủ bị lỗi hoặc mô tơ bị hư.

– Kiểm tra dây kết nối, bo mạch, mô tơ và thay thế khi cần.

E58

Lỗi mô tơ hút dòng trên 4.5A

– Dây kết nối mô tơ bị hư.- Bo mạch bị hư

– Kiểm tra hệ thống dây dẫn đến động cơ.- Đo điện trở của cuộn dây động cơ và thay thế động cơ khi cần.- Thay thế mô-đun điều khiển động cơ.

E59

Không có tín hiệu cho bộ điều tốc trong 3 giây

– Lỗi mô tơ hoặc lỗi bo mạch

– Kiểm tra hệ thống dây dẫn đến động cơ.- Đo điện trở của cuộn dây động cơ và thay thế động cơ khi cần.- Thay thế mô-đun điều khiển động cơ.

E61

Lỗi điện trở đốt nóng

– Cảm biến NTC bị lỗi; yếu tố làm nóng bị lỗi; hệ thống dây điện bị lỗi; PCB bị lỗi.

– Kiểm tra hệ thống dây dẫn đến bộ gia nhiệt và đo điện trở của bộ phận làm nóng.- Kiểm tra sợi đun nước nóng và xử lý.

E62

Lỗi nước quá nóng trong khi giặt

– Do nhầm nguồn nước vào máy giặt hoặc do hỏng cảm biến nhiệt.

– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ và main PCB.

E66

Sự cố rơ le cảm biến nhiệt

– PCB bị lỗi thường ở các máy giặt Electrolux có tính năng sấy quần áo.

– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước, kiểm tra và thay thế main PCB.

E68

Rò rỉ dòng điện

– Do bộ phận sợi đốt bị hỏng.- Cảm biến nhiệt của máy giặt bị hỏng.- Bo mạch điều khiển gặp sự cố.

– Kiểm tra điện trở của bộ phận đốt nóng, cần thay thế bộ phận làm nóng nếu sai điện trở.

E69

Sợi đốt bị dừng đột ngột

– Hệ thống dây điện bị lỗi.- Bộ phận làm nóng để giặt bị dừng đột ngột.

– Cần liên hệ trung tâm bảo hành, thợ sửa máy giặt để xử lý.

E71

Lỗi cảm biến nhiệt độ nước

– Hệ thống dây điện bị lỗi.- Lỗi cảm biến nhiệt độ nước do điện trở đốt nóng bị hỏng.- Cảm biến sấy bị lỗi- Cảm biến nhiệt độ có vấn đề.

– Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt độ cho máy sấy.- Kiểm tra sợi đốt của máy giặt, cần thay thế sợi đốt mới nếu không còn điện trở.

E72

Lỗi cảm biến nhiệt độ máy sấy.

– Hệ thống dây điện bị lỗi.- Cảm biến NTC sấy khô bị lỗi- Bo mạch WD bị lỗi.

– Kiểm tra điện trở của cảm biến nhiệt độ cho máy sấy.- Thay thế mô-đun điều khiển máy sấy.

E73

Lỗi cảm biến sấy nóng

– Hệ thống dây điện bị lỗi- Cảm biến sấy khô NTCđược đặt sai vị trí hoặc bị lỗi.

– Ngừng hoạt động máy giặt. Sau đó kiểm tra cảm biến sấy nóng và sửa chữa (gọi thợ).

E74

Lỗi cảm biến nhiệt độ giặt

– Hệ thống dây điện bị lỗi.- Điện trở nhiệt NTC sai vị trí- Cảm biến NTC bị lỗi, PCB bị lỗi.

– Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước đúng vị trí không, sửa chữa cảm biến nhiệt độ nước.- Đo điện trở của cảm biến nhiệt độ ở các nhiệt độ khác nhau đảm bảo cảm biến không bị kẹt.

E82

Lỗi vị trí xoay

– PCB bị lỗi (Dữ liệu cấu hình sai).

– Kiểm tra board mạch và xử lý.

E83

Lỗi đọc vị trí núm xoay

– PCB bị lỗi (Dữ liệu cấu hình sai.

– Kiểm tra board mạch và xử lý.

E91

Lỗi giao tiếp giữa PCB và bảng hiển thị

– Hệ thống dây điện bị lỗi.- Bảng điều khiển/hiển thị bị lỗi: PCB bị lỗi.

– Kiểm tra board mạch bị hư hỏng gì để khắc phục xử lý.- Những lỗi này rất khó sửa, bạn cần liên hệ thợ sửa chữa có chuyên môn để được xử lý.

E92

Giao tiếp không phù hợp giữa PCB chính-bảng hiển thị

– Bảng điều khiển/hiển thị sai; PCB sai (không tương ứng với kiểu máy).

E93

Cấu hình thiết bị không chính xác

– PCB bị lỗi; (Dữ liệu cấu hình không chính xác).

E94

Cấu hình chu trình giặt không chính xác

– Bảng mạch điện tử PCB bị lỗi; (Dữ liệu cấu hình không chính xác).

E95

Lỗi giao tiếp giữa bộ vi xử lý và EEPROM

– Bảng mạch điện tử PCB bị lỗi.

E97

Sự không phù hợp giữa bộ chọn chương trình và cấu hình chu trình

– Bảng mạch điện tử PCB bị lỗi (Dữ liệu cấu hình sai).

EA1

Lỗi vị trí lồng giặt (máy giặt cửa trên)

– Dây curoa động cơ bị đứt.Hệ thống dây điện bị lỗi.- Cảm biến vị tí lồng giặt lỗi.

– Kiểm tra dây kết nối và board mạch.- Kiểm tra cảm biến vị tí lồng giặt có bị hư hỏng không và sửa chữa.

EA6

Lỗi vị trí lồng giặt cửa mở

– Dây curoa động cơ bị đứt.- Hệ thống dây điện bị lỗi.- Cảm biến vị tí lồng giặt lỗi

EH1

Tần số điện nguồn của thiết bị vượt quá giới hạn

– Sự cố nguồn điện.- PCB bị lỗi.

– Những mã lỗi nguồn điện này bạn cần kiểm tra nguồn điện cung cấp có gặp vấn đề không.- Thay board mạch.

EH2

Điện áp quá cao

EH3

Điện áp quá thấp

EF1

Bộ lọc xả bị tắc

– Ống xả bị tắc/ gấp khúc/ quá cao.- Bộ lọc xả bị bẩn/tắc.

– Kiểm tra xử lý ống xả tắc nghẽn.- Kiểm tra bộ lọc máy bơm thoát nước và xử lý làm sạch.

EF2

Sử dụng quá nhiều xà phòng/ nước giặt

– Do quá liều lượng chất giặt.- Ống thoát nước bị gấp khúc/tắc nghẽn.- Bộ lọc xả bị bẩn/tắc.

– Kiểm tra bộ lọc máy bơm thoát nước xem có tắc nghẽn không.- Kiểm tra lượng chất tẩy rửa đã được sử dụng hoặc chất tẩy rửa ở tầng trên đã được sử dụng chưa.

EF3

Lỗi rò rỉ nước

– Goăng cao su của cửa máy giặt bị rách hỏng, nước bị rò rỉ ra ngoài trong quá trình máy vận hành.- Hệ thống điều khiển nước của máy bị hỏng.

– Kiểm tra xem nước có bị rò rỉ qua goăng cao su cửa máy giặt không và thay goăng mới.- Kiểm tra cánh cửa của máy giặt có bị kẹt quần áo hay dị vật không.

EF4

Nước quá yếu

– Áp lực nước quá yếu- Chưa mở khóa van nước đầu vào- Đồng hồ đo lưu lượng bị lỗi

– Kiểm tra và mở van cấp nước đầu vào.- Kiểm tra ống dẫn nước có bị tắc, nghẽn hay rò rỉ không và xử lý- Thay đồng hồ đo lưu lượng nước mới.

EF5

Tải không cân bằng

– Trong chu kỳ vắt, đồ không được phân bổ đồng đều gây mất cân bằng.

– Kiểm tra xem có quá tải quần áo khi cho vào vắt không.- Mở nắp máy giặt kiểm tra xem quần áo có bị bó cuộn lại và phân bổ đều lại quần áo xung quanh lồng giặt.

EC1

Van cấp nước bị nghẹt

– Van điện từ bị lỗi / bị chặn.- Bảng điều khiển PCB bị lỗi.

– Kiểm tra van cấp nước và xử lý.- Kiểm tra sửa chữa bảng PCB

Ed1

Lỗi giao tiếp dữ liệu giữa bo mạch sấy và bảng mạch PCB

– Hệ thống dây điện bị lỗi giữa bảng mạch PCB và WD- Bo mạch WD bị lỗi- PCB bị lỗi.

– Kiểm tra dây kết nối giữa board chính và board sấy.

Ed2

Rơle 1 của điện trở sấy hỏng

– Hệ thống dây điện bị lỗi giữa bo mạch sấy WD và bộ điều nhiệt.- Bộ điều nhiệt bị lỗi.- Bo mạch WD bị lỗi, PCB bị lỗi.

– Kiểm tra dây kết nối giữa board sấy và rơ le.

Ed3

Rơle 2 của điện trở sấy hỏng

Ed4

Rơle chuyển đổi năng lượng giữa điện trở giặt và điện trở sấy hư

– Hệ thống dây điện bị lỗi.- Bo mạch WD bị lỗi.- PCB bị lỗi.

– Kiểm tra dây kết nối, board sấy và board chính.

Ed6

Không có liên lạc giữa board chính và board hiển thị

– Đấu dây bị lỗi giữa PCB và bảng hiển thị chương trình.- PCB bị lỗi.

– Kiểm tra dây kết nối giữa board chính và board hiển thị.

2. Cách sử dụng máy giặt Electrolux giúp hạn chế lỗi sử dụng

Lỗi máy giặt Electrolux về phần cứng trong quá trình sử dụng máy giặt thời gian lâu sẽ không thể tránh, nhưng những lỗi máy giặt Electrolux do người sử dụng thì bạn vẫn có thể hạn chế được. Để tránh những lỗi máy giặt Electrolux do người dùng bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Kiểm tra nguồn điện, nguồn nước, đường ống nước đầu vào, đường ống xả nước để đảm bảo mọi thứ đều tốt
  • Vị trí lắp máy giặt cần chọn vị trí cân bằng, đặt máy giặt chắc chắn không bị chênh, lệch
  • Chú ý số lượng quần áo giặt, phù hợp với số cân của máy giặt, không nên ít quá cũng không được nhiều quá tránh quá tải. Đặt mực nước phù hợp để giặt
  • Kiểm tra quần áo trước khi cho vào máy giặt tránh còn vướng các vật khác làm mắc kẹt trong lồng giặt, giấy báo khi giặt sẽ làm bẩn quần áo,… Nên kéo hết các khóa quần, khóa áo giúp giảm các va đập vào lồng giặt, bảo vệ máy giặt của bạn

Cách hạn chế lỗi máy giặt Electrolux

  • Sử dụng đúng loại nước giặt được khuyên dùng cho máy giặt, và sử dụng lượng vừa phải
  • Đóng nắp máy giặt trước khi tiến hành giặt, bạn cần đảm bảo đóng chặt, đến khi có tiếng kêu khóa nắp máy giặt
  • Thường xuyên vệ sinh máy giặt và kiểm tra lồng giặt xem có bị vật gì mắc kẹt hay thủng không
  • Sau khi giặt xong bạn nên mở nắp máy giặt để không khí lưu thông, hơi nước không làm ẩm, chập ảnh hưởng đến chất lượng linh kiện máy giặt

Trên đây Trung Tâm Đào Tạo Việt Á đã chia sẻ với bạn bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023. Như vậy với những lỗi máy giặt Electrolux nhẹ, lỗi do người sử dụng thì bạn có thể tự mình khắc phục và xử lý. Nhưng nếu những lỗi về phần cứng là những lỗi phức tạp mà nếu bạn không rành về kỹ thuật thì bạn nên liên hệ đến trung tâm bảo hành hoặc tìm đến thợ sửa máy giặt uy tín để được xử lý kịp thời. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết này nhé.

Bạn thấy bài viết Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023 có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023 bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023 của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Bảng mã lỗi máy giặt Electrolux và cách xử lý 2023
Xem thêm bài viết hay:  Liên từ trong tiếng Anh - Cách dùng liên từ trong tiếng Anh và ví dụ

Viết một bình luận