Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ

Bạn đang xem: Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ tại vietabinhdinh.edu.vn
  • I. Đơn vị đo khối lượng là gì?
  • II. Bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng đầy đủ
  • III. Hướng dẫn học thuộc cách quy đổi đơn vị đo khối lượng
    • 1. Thứ tự của các đơn vị đo khối lượng
    • 2. Quy tắc quy đổi đơn vị đo khối lượng
  • IV. Một số đơn vị đo khối lượng của các quốc gia khác nhau trên thế giới
    • 1. Đơn vị đo khối lượng của nước Anh
    • 2. Đơn vị đo khối lượng của nước Mỹ
    • 3. Đơn vị đo khối lượng của nước Áo
    • 4. Đơn vị đo khối lượng của nước Canada
    • 5. Đơn vị đo khối lượng của nước Trung Quốc
    • 6. Đơn vị đo khối lượng của nước Nhật Bản
    • 7. Đơn vị đo khối lượng của nước Nga
    • 8. Đơn vị đo khối lượng của nước Ý
  • V. Các đơn vị đo khối lượng đặc biệt
    • 1. Đơn vị Cara – Sử dụng trong ngành đá quý
    • 2. Microgram – Sử dụng trong ngành dược, dinh dưỡng
    • 3. M⊕ – Đơn vị đo khối lượng trái đất

Bạn đang tìm kiếm bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ để dễ dàng chuyển đổi các đơn vị một cách nhanh chóng và chính xác. Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm chia sẻ với bạn bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ và chi tiết nhất.

I. Đơn vị đo khối lượng là gì?

Đơn vị đo khối lượng là một đơn vị được sử dụng để đo lường khối lượng của các vật liệu hoặc đồ vật.

Trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đơn vị đo khối lượng phổ biến nhất là kilogram (KG) – Đây cũng chính là đơn vị cơ bản trong hệ đo lường SI (Hệ đo lường quốc tế) và được chấp thuận trên toàn cầu. Ngoài Kilogram, chúng ta còn có nhiều đơn vị khác nhau được sử dụng trong các ngành nông – công nghiệp và thương mại như: Tấn (Ton), Tạ, Yến, Hectogram (hg), Gam (g)…

II. Bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng đầy đủ

Tại Việt Nam, chúng ta chủ yếu sử dụng các đơn vị đo lường phổ biến như: Tấn, Tạ, Yến, Kilogram, Gram, Miligram. Dưới đây là bảng quy đổi đơn vị đo có đầy đủ các đơn vị đo trên toàn cầu.

Đơn vị

Giá trị quy đổi

Tấn

Tạ

Yến

Kilogram

Hectogram

Decagram

Gram

Miligram

Tấn

1

10

100

1.000

10.000

100.000

1.000.000

10.000.000

Tạ

0.1

1

10

100

1.000

10.000

100.000

1.000.000

Yến

0.01

0.1

1

10

100

1.000

10.000

100.000

Kilogram

0.001

0.01

0.1

1

10

100

1.000

10.000

Hectogram

0.0001

0.001

0.01

0.1

1

10

100

1.000

Decagram

0.00001

0.0001

0.001

0.01

0.1

1

10

100

Gram

0.000001

0.00001

0.0001

0.001

0.01

0.1

1

10

Miligram

0.0000001

0.000001

0.00001

0.0001

0.001

0.01

0.1

1

Hướng dẫn đọc bảng quy đổi:

  • Hàng dọc: Các đơn vị đo khối lượng (giá trị tham chiếu).
  • Hàng ngang: Giá trị quy đổi qua các đơn vị đo khối lượng khác (giá trị sau khi quy đổi)
  • Ví dụ: Hàng đầu tiên: 1 Tấn = 1 Tấn = 10 Tạ = 100 Yến = 1000 Kg = 10.000 Hg = 100.000 Dg = 1.000.000 G= 10.000.000 Mg.

Bảng quy đổi đơn vị đo khối lượng đầy đủ

III. Hướng dẫn học thuộc cách quy đổi đơn vị đo khối lượng

Nhìn vào bảng quy đổi đơn vị trên chắc hẳn bạn sẽ thấy rất khó hiểu và không thể nhớ nổi hết giá trị đúng không. Đừng lo, bạn vẫn có cách quy đổi các đơn vị nhanh chóng mà không cần phải nhớ quá nhiều, để thuộc lòng được cách quy đổi đơn vị đo khối lượng chúng ta cần nhớ những điều sau:

  • Thuộc thứ tự của các đơn vị đo khối lượng
  • Thuộc quy tắc: Mỗi đơn vị tham chiếu sẽ gấp 10 lần bên phải và nhỏ hơn 10 lần bên trái.

1. Thứ tự của các đơn vị đo khối lượng

Theo như hệ SI, các đơn vị đo khối lượng được xếp lần lượt như sau và bạn bắt buộc phải thuộc cho dù không áp dụng nhiều trong cuộc sống.

  • Tấn
  • Tạ
  • Yến
  • Kilogram
  • Hectogram
  • Decagram
  • Gram
  • Miligram

Khi bạn muốn chuyển đổi đơn vị đo khối lượng, bạn nên viết các đơn vị theo hàng ngang để dễ nhìn và dễ quy đổi hơn.

Tấn – Tạ – Yến – Kilogram – Hectogram – Decagram – Gram – Miligram

2. Quy tắc quy đổi đơn vị đo khối lượng

Như phía trên đã đề cập, chúng ta có quy tắc sau: “Mỗi đơn vị tham chiếu sẽ gấp 10 lần đơn vị bên phải liền kề và nhỏ hơn 10 lần đơn vị bên trái liền kề.”

Ví dụ: Chúng ta lấy đơn vị Tạ làm đơn vị tham chiếu thì, 1 Tạ sẽ bằng 10 Yến (Gấp 10 lần đơn vị bên phải liền kề) và 1 Tạ sẽ bằng 0.1 Tấn (Nhỏ hơn 10 lần đơn vị bên trái liền kề)

Quy tắc quy đổi đơn vị đo khối lượng

Dựa vào quy tắc chuyển đổi này, bạn có thể quy đổi được tất cả các đơn vị đo khối lượng trên toàn thế giới. Tuy nhiên bạn phải lưu ý những điều sau để tránh nhầm lẫn.

  • Xác định đúng thứ tự và mối liên hệ giữa các đơn vị để tránh nhầm lẫn.
  • Sử dụng máy tính để đảm bảo tính chính xác và tránh sai sót.

IV. Một số đơn vị đo khối lượng của các quốc gia khác nhau trên thế giới

Việt Nam chúng ta sử dụng hệ thống đơn vị đo khối lượng theo quốc tế nói chung, nhưng có một số quốc gia vẫn sử dụng các đơn vị đo khối lượng khác nói riêng. Mặc dù các đơn vị đo của các quốc gia khác ít thông dụng nhưng chúng ta cũng nên tìm hiểu qua để biết thêm.

1. Đơn vị đo khối lượng của nước Anh

  • Pound (lb): Đơn vị chính thức của hệ thống Anh, tương đương với khoảng 0.453592 kg.
  • Ounce (oz): 1 lb = 16 oz.

2. Đơn vị đo khối lượng của nước Mỹ

  • US Ton (short ton): 1 US ton = 2000 pounds = 907.1847 kg.
  • US Hundredweight (cwt): 1 US cwt = 100 pounds = 45.35923 kg..
  • US Quarter (qr): 1 US qr = 25 pounds = 11.33981 kg.
  • US Stone: 1 US stone = 14 pounds = 6.350293 kg.
  • Dram (dr): 1 dr = 1/256 ounces
  • Grain (gr): 1 gr = 1/7000 pounds

3. Đơn vị đo khối lượng của nước Áo

  • Metzen: 1 metzen = 56.25 kg.

4. Đơn vị đo khối lượng của nước Canada

  • Hundredweight (cwt): 1 Canadian cwt = 100 pounds = 907.1847 kg

5. Đơn vị đo khối lượng của nước Trung Quốc

  • Jin (斤): 1 jin = 0.5 kg.

6. Đơn vị đo khối lượng của nước Nhật Bản

  • Kan (貫): 1 kan = 3.75 kg.

7. Đơn vị đo khối lượng của nước Nga

  • Pood (пуд): 1 pood = 16.38 kg.

8. Đơn vị đo khối lượng của nước Ý

  • Libbra: 1 libbra = 339.5 g.

Một số đơn vị đo khối lượng của các quốc gia khác nhau trên thế giới

V. Các đơn vị đo khối lượng đặc biệt

Ngoài những đơn vị đo khối lượng phổ thông, chúng ta có các đơn vị đo khối lượng đặc biệt dành riêng cho một số vật thể nhất định như: Kim cương, trái đất, chất dinh dưỡng, thuốc,…

1. Đơn vị Cara – Sử dụng trong ngành đá quý

Cara hay Carat là đơn vị đo khối lượng sử dụng trong ngành đá quý, nó tương đương với 0,2 gram (200 miligram).

2. Microgram – Sử dụng trong ngành dược, dinh dưỡng

Ug là viết tắt của microgram (mcg), đơn vị đo lường khối lượng trong hệ đo lường SI (hệ đo lường quốc tế), tương đương với một triệu phần của một gram (1 µg = 0.000001 g). Đơn vị đo lường này thường được sử dụng để đo lường lượng nhỏ của các chất dinh dưỡng và thuốc trong thực phẩm chức năng và trong lĩnh vực y tế.

3. M⊕ – Đơn vị đo khối lượng trái đất

Trong nghiên cứu thiên văn học, để đo khối lượng các hành tinh khác, người ta sử dụng Khối lượng Trái đất (M⊕) là đơn vị khối lượng tương đương của Trái đất. 1 M⊕ = 5.9722 × 1024 = 5,972E24 kg để mô tả khối lượng của các hành tinh khác trong hệ mặt trời.

Ngôi sao/hành tinh

Khối lượng

Trái đất

5,972E24 kg

Sao Mộc

1,898E27 kg (317,8 M⊕)

Sao Thiên Vương

8,681E25 kg (14,54 M⊕)

Sao Thổ

5,683E26 kg (95,16 M⊕)

Sao Hải Vương

1,024E26 kg (17,15 M⊕)

Sao Thủy

3,285E23 kg (0,055 M⊕)

Sao Hỏa

6,39E23 kg (0,107 M⊕)

Sao Kim

4,867E24 kg (0,815 M⊕)

Trong bài viết này, Thủ Thuật Phần Mềm đã chia sẻ với bạn toàn bộ những đơn vị đo khối lượng trên toàn cầu. Chúc bạn một ngày vui vẻ!

Bạn thấy bài viết Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ có đáp ướng đươc vấn đề bạn tìm hiểu không?, nếu không hãy comment góp ý thêm về Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ bên dưới để vietabinhdinh.edu.vn có thể thay đổi & cải thiện nội dung tốt hơn cho các bạn nhé! Cám ơn bạn đã ghé thăm Website: vietabinhdinh.edu.vn

Nhớ để nguồn bài viết này: Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ của website vietabinhdinh.edu.vn

Chuyên mục: Kiến thức chung

Xem thêm chi tiết về Bảng đơn vị đo khối lượng đầy đủ
Xem thêm bài viết hay:  Màu hồng mang ý nghĩa gì trong tình yêu, phong thủy và cuộc sống của chúng ta?

Viết một bình luận